Dòng sự kiện:

Mẹ bàng hoàng khi khăn ướt giả làm bỏng da trẻ

04:17 01/09/2015
Khăn ướt giả chứa nhiều tạp chất, chất tạo mùi hương… không rõ nguồn gốc, rẻ tiền sẽ gây viêm nhiễm da cho người sử dụng, đặc biệt đối với trẻ em vì da các bé còn non và nhạy cảm.
 

 

Khăn giấy ướt ảnh hưởng khả năng sinh dục

Đây là kết luận của nghiên cứu mới nhất tại Đại học Connecticut (Mỹ). Chất bảo quản methylisothiazolinone (MI) trong khăn giấy ướt có thể gây phản ứng dị ứng ở một số trẻ em bởi chúng làm tăng đột biến các phản ứng dị ứng nguy hiểm với vô số sản phẩm chăm sóc da.

Nhiều nha khoa học khẳng định, những trường hợp bị dị ứng với khăn giấy ướt thường bị nhầm lẫn sang các bệnh khác có ở trẻ.

Theo tiến sĩ Robin Gehris thuộc Bệnh viện Đại học Pittsburgh (Mỹ), số trẻ em bị dị ứng chất MI đang tăng lên. Chuyên gia này cho rằng, đây có thể vì các hãng sản xuất đã tăng lượng hóa chất bảo quản trong sản phẩm khăn ướt trẻ em.

Galina Kadokhova, người Anh đã phải vội vàng đưa con vào viện

sau khi phát hiện bé bị bỏng hóa chất vì dùng khăn ướt giả.

Một bà mẹ Anh vừa phải đưa con đi cấp cứu vì bỏng do dùng khăn giấy ướt giả. Còn nhiều tai họa khác mà thứ hàng giả này có thể gây ra. Galina Kadokhova, người Anh đã phải vội vàng đưa con vào viện sau khi phát hiện bé bị bỏng hóa chất vì dùng khăn giấy ướt.

Sau khi định thần, bà mẹ này phát hiện ra mình đã mua phải khăn giấy ướt giả. Ngoài việc khiến bé bị bỏng hóa chất, khăn giấy ướt giả còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.
Khăn ướt giả chứa nhiều tạp chất, chất tạo mùi hương… không rõ nguồn gốc, rẻ tiền sẽ gây viêm nhiễm da cho người sử dụng, đặc biệt đối với trẻ em vì da các bé còn non và nhạy cảm.
Trong khăn ướt thường có 2 chất: Parabens và phenoxyl ethanol. Đây là 2 chất nếu sử dụng quá giới hạn cho phép sẽ gây nguy cơ ung thư, vô sinh, khối u.

Khi sử dụng cho em bé, thường gây ảnh hưởng không tốt cho hệ hô hấp,: làm viêm đường hô hấp, khó thở, tăng tần suất các cơn hen.

Làm giả mới sợ

Chiều 31/8, GS.TS Phạm Văn Khôi (Viện Hóa học Việt Nam) cho biết, trước đây, các gia đình có thói quen vệ sinh cho trẻ sơ sinh bằng nước sạch.


Được biết sau này, một số gia đình vệ sinh cho con bằng nước chè xanh pha loãng cũng rất tốt. Ông nhận định, sử dụng khăn giấy ướt tạm thời vệ sinh cho trẻ sơ sinh một vài lần thì không sao. Nhưng nếu lạm dụng lâu dài sẽ có ảnh hưởng.

“Đừng đánh đồng các loại khăn giấy ướt đều nguy hại như nhau. Nếu khăn giấy ướt đó sản xuất đạt chuẩn thì không sao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở gia công làm giả khăn giấy ướt đạt chuẩn và pha các chất bảo quản không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Và tác dụng đến đâu thì phải có kiểm tra hàm lượng chất bảo quản đó cụ thể ở mức nào mới khẳng định được”, ông Khôi nói.

Về điều này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, nhiều hãng giấy giá rẻ, có chứa các axit thơm mạch vòng sẽ ngấm vào cơ thể, khó tiêu hủy dẫn đến dị ứng, gây mầm bệnh cho trẻ.

Vì thế, với các sản phẩm khăn ướt có chứa tinh dầu thì tuyệt đối không được dùng cho trẻ sơ sinh vì da bé lúc này còn rất mỏng.

EU khuyến cáo các bà mẹ không nên dùng khăn ướt vệ sinh cho bé

Hiệp hội người tiêu dùng của Pháp vừa thông báo, 90% số khăn giấy ướt dành cho trẻ được hiệp hội này kiểm nghiệm có chứa các chất gây hại cho sức khỏe của bé.


Cụ thể, khăn giấy ướt của 26/27 nhãn hàng bị phát hiện có một hoặc cùng lúc nhiều chất sau: phénoxyéthanol (chất bảo quản, có tác dụng phụ gây độc cho gan, ảnh hưởng đến hệ sinh dục), parabène (chất bảo quản, có khả năng gây rối loạn) cùng các dị ứng nguyên. Trong số này có sản phẩm của nhiều thương hiệu rất phổ biến tại Pháp và nhiều nước trên thế giới như Pampers, Nivea, Mixa, Carrefour... Thậm chí, loại khăn giấy ướt cho trẻ em Eco của hãng Naty (Thụy Điển) chứa lượng dị ứng nguyên cao hơn 700 lần so với sản phẩm cùng loại ít có chất gây dị ứng nhất. Ngoài ra, 6/7 loại sữa tắm cho trẻ em được kiểm nghiệm lần này cũng bị phát hiện có chứa các chất kể trên.

EU hiện cho phép nồng độ phénoxyéthanol tối đa 1% ở mỹ phẩm thông thường. Cơ quan An ninh dược phẩm và sản phẩm y tế Pháp hồi năm 2012 khuyến cáo các nhà sản xuất giảm tỷ lệ này còn 0,4% và không sử dụng ở những sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi. Như vậy, các sản phẩm "có vấn đề" nói trên tuy không phạm luật nhưng theo Que Choisir, phụ huynh nên cẩn thận với thói quen dùng khăn giấy ướt khi vệ sinh cho trẻ. Da của trẻ, vốn rất dễ bị kích thích, phải tiếp xúc với phénoxyéthanol, parabène cùng các dị ứng nguyên nhiều lần trong ngày. Nguy hại hơn, nhiều người nghĩ dùng khăn giấy ướt đã đủ nên không rửa lại bằng nước sạch khiến các độc chất có thêm thời gian để "tấn công" trẻ. Que Choisir kêu gọi các phụ huynh không nên lạm dụng sản phẩm này, mà ưu tiên phương pháp truyền thống là vệ sinh cho trẻ bằng nước sạch và xà bông.

 

                                                    

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin