Mẹ bầu 6 tháng buộc phải lựa chọn giữ mình hay giữ con vì chiếc răng sâu
Mới đây, bác sĩ Từ Hân - trưởng Khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện thứ 2 thuộc Đại học Y Chiết Giang đã chia sẻ với tờ báo City Express về một trường hợp đau lòng khi một thai phụ đã chủ quan với chiếc răng sâu mà đánh mất con.
Nữ bệnh nhân là cô Vương ở Chu Châu, Trung Quốc đang mang thai, gần đây đột nhiên không thể quay đầu và cổ, miệng cũng không mở nổi, phải ăn cháo loãng suốt 3 ngày. Cuối cùng vì cơn đau kéo dài quá lâu, cô buộc phải tới bệnh viện điều trị.
Khi đến gặp bác sĩ, tình trạng của cô khá nghiêm trọng, nhìn từ bên ngoài, phần cổ bên phải của cô sưng phồng lên khiến cả miệng, cổ, cằm đều sưng. Việc nuốt với cô rất khó khăn và ngay cả việc thở cũng gặp vấn đề.
Sau khi tìm hiểu, phát hiện ra nguyên nhân khiến cho cô Vương sưng phồng mặt là vì chiếc răng khôn.
“Có một cái răng khôn ở nướu dưới bên phải của cô ấy. Có lẽ nó đã bị sâu trước khi cô Vương mang thai, nhưng cô ấy đã không xử lý nó sớm. Sau khi có bầu, chiếc răng khôn gây đau trở lại nhưng lần này nghiêm trọng hơn, nó làm sưng từ má đến cổ của cô.” Bác sĩ khám cho cô Vương nói.
Sau khi kiểm tra kỹ hơn, cô Vương được nhận định bị viêm màng ngoài tim với nhiều khoảng trống của viêm mô tế bào trên cổ phải. Điều đó có nghĩa là: sau khi răng khôn bị viêm, vi khuẩn trong miệng tăng lên rất nhiều và xâm nhập vào các khoảng trống trong khoang miệng.
Thông qua những khoảng trống này, vi khuẩn có thể lây lan khắp cơ thể con người theo mọi hướng. Khi đến bất cứ cơ quan nào, chúng sẽ gây nhiễm trùng, tạo ra áp xe và phình ra những túi lớn. Nếu không kịp thời ngăn chặn những vi khuẩn này sẽ xâm nhập tới não và ngực.
Mặc dù đã xác định được "thủ phạm" nhưng vấn đề khó khăn nhất chính là cô Vương đang mang bầu được 6 tháng. Cô ấy 26 tuổi và đang mang thai đứa con đầu lòng.
Để kiểm soát tình trạng của cô ấy, bác sĩ phải sử dụng hormone và kháng sinh. Những loại thuốc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu không sử dụng thuốc, cô Vương có thể phải đối mặt với nguy cơ bị chặn khí quản. Sau đó sẽ phải phẫu thuật mở khí quản, việc này cũng có thể gây sảy thai sớm.
Cho dù chọn cách điều trị như thế nào, nó cũng đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng nếu không điều trị, tính mạng của cô Vương cũng sẽ không được đảm bảo. Lúc này, cô Vương và gia đình mới hối hận nhưng đã quá muộn. Sau nhiều lần thảo luận, cô quyết định bảo vệ cuộc sống của chính mình trước.
Bác sĩ sau đó đã thực hiện cắt áp xe cho cô Vương, loai bỏ mủ, sau đó thêm hormone và kháng sinh. Sau 20 ngày, tình trạng của cô Vương cũng đã được kiểm soát và cô đã được xuất viện. Thai nhi của cô sau đó buộc phải loại bỏ.
Sau sự việc này các bác sĩ cũng cảnh báo mọi người không nên chủ quan với vấn đề răng miệng. 8 trên 10 phụ nữ mang thai đều gặp vấn đề này trong thai kỳ. Bệnh nha chu rất dễ mắc phải khi mang thai, nguyên nhân là vì:
1, Khả năng miễn dịch thấp, dễ sinh sản vi khuẩn
Miễn dịch của phụ nữ sẽ bị suy giảm trong thai kỳ, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn nha chu và gây sâu răng trong miệng. Ngoài ra, căng thẳng và mệt mỏi cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch, có thể nói rằng phản ứng mang thai và thay đổi tình trạng thể chất có thể gây giảm khả năng miễn dịch của chị em.
2, Vi khuẩn nha chu thích estrogen
Một loại vi khuẩn trong vi khuẩn nha chu đặc biệt thích estrogen. Do đó, nếu lượng estrogen tăng lên, mầm bệnh nha chu sẽ tăng lên và xác suất mắc bệnh nha chu cao gấp nhiều lần so với thông thường.
3, Do phản ứng của phụ nữ khi có thai
Không ít chị em gặp phải những hiện tượng khó chịu, nghén trong thời kỳ đầu mang thai, như "không thoải mái khi cho bàn chải vào miệng", "không thích mùi vị của kem đánh răng", "cơ thể không thoải mái, không có thời gian để đánh răng" và nhiều lý do khác khiến họ bỏ bê việc đánh răng.
4. Thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai
Khi bị ốm nghén trong thời kỳ đầu mang thai, nhiều người không thể ăn hết 1 bữa ăn bình thường nên phải chia thành các bữa nhỏ. Do đó, miệng sẽ thường xuyên trong tình trngj có thức ăn, dễ hình thành mảng bám của tổ vi khuẩn. Ngoài ra, sau khi mang thai cũng có thể kén chọn mùi vị, một số người có thể chỉ thích đồ ngọt. Nếu bạn đánh răng sau khi ăn đồ ngọt thì không sao nhưng nếu không làm điều đó, cơ hội bị bệnh răng miệng ngày càng lớn hơn.
Trên thực tế, vấn đề về răng miệng trong thai kỳ không phải do mang thai. Có những vấn đề tiềm ẩn ở răng trước khi mang thai. Sau khi mang thai, vì lý do sinh lý, vấn đề về răng đột nhiên mới bùng phát. Do đó, các chị em nên kiểm tra toàn diện về răng khi mang thai.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bà bầu nhập viện với thai nhi lọt nửa người ra ngoài
- Bà bầu dùng nước hoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Mẹo bài trí phong thủy tốt cho bà bầu và thai nhi
- Bà bầu ăn gà hầm thuốc bắc có tốt không?
- Bà bầu ăn những hạt này, mẹ khỏe con thông minh khỏi phải nghĩ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua