Mẹ bầu bị thủy đậu cần đặc biệt lưu ý điều này
Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu bị thủy đậu
Mang thai ai cũng mong cả hai mẹ con luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu không may bị thủy đậu, mẹ bầu phải làm sao?
Bệnh thủy đậu (chickenpox hoặc varicella) là bệnh gây lên bởi vi-rút có biểu hiện đặc trưng là ban đỏ rất ngứa, và từng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em.
Sốt, mệt mỏi và khó chịu là những dấu hiệu mẹ bầu nhận thấy đầu tiên khi bị thủy đậu.
Những người đã mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch với bệnh suốt đời (có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh này nữa). Tuy nhiên, vi-rút vẫn “ngủ đông”/tồn tại ở dạng không hoạt động trong cơ thể, và sau này nó có thể tái hoạt động để gây ra bệnh zona.
Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã được tiêm chủng ngừa thủy đậu thì không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân mình cũng như thai nhi bởi mẹ đã được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh.
Còn những mẹ chưa được tiêm phòng thì tuyệt đối không nên xem thường bởi mẹ bầu nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virus varicella gây ra là 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này thì nguy cơ tử vong lên đến 40%. Phụ nữ mang thai bị bệnh thủy đậu có tỷ kệ tử vong cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh.
Bởi vì vi-rút thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho nên bác sĩ thường khuyên phụ nữ dự định có thai làm xét nghiệm máu để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.
Khi bị thủy đậu, mẹ thường có biểu hiện mệt mỏi, nổi mụn nước khắp người. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai.
Thủy đậu khi mang thai và những biến chứng nguy hiểm
Tam cá nguyệt thứ nhất: Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là khoảng 0,4 %. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai khá cao.
Các loại thuốc thang thường được xếp vào “sổ đen” của các mẹ bầu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ vẫn có thể sử dụng một số dược phẩm mà không làm hại đến sự phát triển của bé
Tam cá nguyệt thứ hai: 2% thai nhi có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn này. Nếu mẹ nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh, nếu mẹ nhiễm thủy đậu, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ khá cao. Và nguy cơ tử vong của bé trong những trường hợp này lên đến 30%.
Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua