Mẹ bầu nên uống sữa gì để không bị táo bón?
Sữa bầu có phải thủ phạm gây nên tình trạng táo bón cho mẹ bầu không?
Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp của các bà bầu mà thủ phạm chính là hormon thai kỳ progesterone, gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.Một số loại viên sắt bổ sung cũng có thể làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng.
Thiếu tập luyện cũng làm hệ tiêu hoá thêm uể oải.Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây ssung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
Chứng bệnh này sẽ càng nặng hơn nếu trước đó bạn đã từng bị táo bón, nếu bạn bị ốm nghén và không thể ăn uống bình thường, hay đang mắc chứng kích thích đường ruột (IBS - một chứng bệnh mà táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau xuất hiện).
Nhiều mẹ bầu cho rằng chính việc uống sữa bầu đã gây nên tình trạng này. Thực tế thì không phải như vậy.
Những loại sữa tốt cho mẹ bầu
Nhiều mẹ bầu quan tâm nên uống sữa gì để không bị táo bón? (Ảnh minh họa)
Để giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn, giảm và phòng tránh tính trạng táo bón, mẹ cần chọn loại sữa dễ uống cho bà bầu có bổ sung chất xơ tiêu hóa. Trên thị trường sữa bầu hiện nay cung cấp nhiều dòng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu này của mẹ bầu, các mẹ có thể tham khảo trên các website uy tín hoặc các cửa hàng, đại lý, siêu thị sữa uy tín trên thị trường.
Ngoài ra, mẹ bầu lưu ý có thể uống nhiều loại sữa bầu khác nhau, không nên uống chỉ một loại sẽ gây ngán.
Cách khắc phục tình trạng táo bón khi mang bầu
Cách điều trị thông thường là ăn uống theo chế độ nhiều chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng.
Trong chế độ ăn nên có rau, trái cây tươi, đậu Hà Lan, đậu, ngũ cốc nguyên cám, đậu lăng, bánh mì... Bạn có thể làm salad trái cây bằng cách sử dụng táo, chuối, mâm xôi, quả sung và dâu tây. Bạn cũng có thể chuẩn bị một món ăn ngon bằng cách chỉ rang ngô ngọt, cà rốt và cải mầm Brussels.
Bạn nên tăng gấp đôi lượng nước uống trong khi mang thai. Khuyến cáo là tất cả phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Điều này đảm bảo rằng ruột của bạn có thể hoạt động tốt và thức ăn di chuyển thông suốt qua đường tiêu hóa của bạn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bà bầu có bị lây bệnh tay chân miệng không?
- Những lưu ý đối với giấc ngủ của bà bầu tháng thứ 6
- Những lưu ý khi bà bầu ăn thịt ếch để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng
- Những nguy hiểm bà bầu phải đối mặt nếu vô tình mắc thủy đậu khi mang thai
- Bà bầu đau đầu có dán cao được không?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua