Dòng sự kiện:

Mẹ cần làm gì để "đuổi" tâm lý tự ti ở trẻ?

20:10 24/01/2016
Bố mẹ cần nhận ra những biểu hiện tự ti ở trẻ để có biện pháp điều chỉnh và khắc phục, nhằm giúp bé phát triển tốt hơn.

[mecloud]FB98bqNeq4[/mecloud]

Sự tự ti gây bất lợi cho sự trưởng thành sau này của trẻ, đây là một biểu hiện tâm lý mặc cảm khiến trẻ tự ti hay thu mình, không dám thế hiện khả năng của mình trước người khác, đặc biệt là trước đám đông.

Trẻ tự ti thường luôn cảm thấy mình kém cỏi trước các bạn cùng lớp hoặc cùng trang lứa gây không ít bất lợi cho trẻ. Thêm nữa là trẻ tự ti bởi trẻ sợ sự thất bại, không tin vào khả năng của bản thân.

Vì vậy, bố mẹ cần nhận ra những biểu hiện tự ti ở trẻ để có biện pháp điều chỉnh và khắc phục, nhằm giúp bé phát triển tốt hơn.

Bố mẹ cần nhận ra những biểu hiện tự ti ở trẻ để có biện pháp điều chỉnh và khắc phục, nhằm giúp bé phát triển tốt hơn. Ảnh minh họa

Như trường hợp bé Na (5 tuổi) nhà chị Duyên (Thanh Xuân - Hà Nội), ngay từ nhỏ bé đã rất nhút nhát và luôn mang tâm lý tự ti. Vì vậy, ở trường, bé không bao giờ dám dơ tay phát biểu dù câu hỏi cô giáo đưa ra bé biết rõ câu trả lời. 

Chưa kể đến việc trong các buổi sinh hoạt của lớp, bé Na không bao bao giờ chủ động tham gia cho đến khi được cô giáo động viên, khuyến khích.

Biết được tâm lý này của bé Na, nhiều lần cô giáo đã tìm biện pháp giúp con tự tin hơn khi ở lớp học. Tuy nhiên, để bé Na thực sự "đuổi" tâm lý tự ti không phải là chuyện một sớm một chiều.

Trường hợp con trai (8 tuổi) nhà chị Hương (TP.HCM) cũng tương tự, biết được con có tâm lý tự ti, nhưng chị Hương cho rằng có lẽ ở trường mầm non bé mới thế với hy vọng lớn lên chút nữa bé sẽ thay đổi.

Tuy nhiên, sau nhiều năm bước vào bậc tiểu học, cậu bé vẫn không thay đổi. Cũng vì thế, bé không bao giờ tự tin tham gia vào các phong trào của lớp học, đồng thời, tính tự ti cũng gây không ít trở ngại trong việc học hành của bé.

Theo các chuyên gia tâm lý, muốn “đuổi” tính tự ti ở trẻ, bố mẹ nên khéo léo để phát hiện sở trường của con, tạo điều kiện và cơ hội để con có thể phát huy ưu thế này.

Mặt khác, bố mẹ nên giúp bé học cách đối diện với khuyến khuyết của mình một cách tích cực. Tìm giải pháp biến sự tự ti của bé trở thành động lực để bé phấn đấu.

Mai Nguyên

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT: 

[mecloud]CSyTCZcvQR[/mecloud]