Mẹ đơn thân xin lỗi vì không thể đưa con đi sắm Tết cùng cha
“Khi phát hiện có em bé, cuộc sống của tôi rất khó khăn lại vấp phải sự phản đối từ ông bà nội. Nhưng ý nghĩ duy nhất của tôi là phải sinh con, vì con đã đến với mình tức là muốn trở thành con của mình. Khi con vào cấp 1, chúng tôi chia tay nhau. Anh ấy về sống với gia đình còn tôi nuôi con một mình”. Cuộc sống của bà mẹ đơn thân bắt đầu đến với chị từ thời điểm ấy.
Mỗi gia đình đơn thân là một câu chuyện, một số phận với những thăng trầm khác biệt. Có người do hạnh phúc gia đình tan vỡ. Có người lại vấp phải bi kịch tình yêu, bị người đàn ông chối bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha dẫn đến cuộc sống đơn thân. Chị Giang nằm giữa lằn ranh của cả 2 ngã rẽ ấy.
Bà mẹ đơn thân Trương Quỳnh Giang.
Quyết tâm giữ lại con dù cuộc sống khó khăn hay sự phản đối từ gia đình chồng thực sự đã làm thay đổi cuộc đời chị theo hướng tích cực hơn. Từ một tuổi thơ nghiệt ngã trong sự lạm dụng tình dục, không ít lần tìm đến cái chết. Giờ đây Quỳnh Giang đã có động lực sống và có kế hoạch chi tiết cho cuộc đời mình hơn.
“Tôi không chỉ sống cuộc đời cho tôi mà kiêm luôn phần của con trai nữa. Ngày xưa tôi rất tùy hứng, thích gì làm nấy. Bây giờ có con rồi, trước mỗi lần hành động tôi chỉ nghĩ: cái này tốt cho con không, có làm được không”, bà mẹ đơn thân tâm sự.
Cũng như bao người mẹ khác, cuộc sống của chị Giang từ khi có con thì nhiều ý nghĩa và trách nhiệm hơn. Đi cùng với đó là những khó khăn, thách thức từ cuộc sống, dị nghị từ người đời. Chị vừa làm mẹ lại vừa phải cứng cáp như người cha để nuôi dưỡng, giáo dục cho con như cách mỗi người mẹ đơn thân phải đối mặt.
Chị Giang chia sẻ: “Khi làm mẹ thì tôi phải học cách làm thế nào để giao tiếp với con, học thế nào để con và mình có thể chia sẻ với nhau”. Đã có không ít lần chị phải dùng roi vọt, đánh con đau bao nhiêu thì mẹ đau bấy nhiêu. “Mỗi đêm nằm ôm con, tôi khóc vì không biết nên làm thế nào” - Quỳnh Giang ngậm ngùi.
Đó là những thực tế không thể tránh khỏi trong cuộc sống của của mỗi bà mẹ đơn thân. Con luôn cảm thấy cuộc sống không được đầy đủ, luôn thiếu vòng tay của cha. Tuy nhiên không có cách nào khác là phải đối mặt và tìm cách vượt qua để kiếm tìm hạnh phúc.
Và với chị Giang, hạnh phúc là mỗi ngày được nhìn thấy con lớn lên, cả 2 chăm sóc, quấn quít nhau. Cô tâm sự: “Trong tâm trí tôi không nghĩ đến việc kết hôn nữa. Bây giờ tôi vẫn đang có một người đàn ông ở bên cạnh, sáng cùng đi học, đi làm, chiều lại đón về. Khi nấu ăn thì người đàn ông này rửa bát, lúc giặt quần áo bạn sẽ gấp đồ. Người đàn ông của cuộc đời tôi chính là con trai. Chỉ cần có con là tôi cảm thấy hài lòng”.
Chị Giang luôn ở bên người đàn ông của mình.
Hạnh phúc được tạo nên từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên cứ vào dịp Tết, trong sâu thẳm tâm hồn chị vẫn luôn có không ít những bùi ngùi, áy náy. “Tôi luôn cảm thấy có lỗi vì không thể cho con một gia đình đầy đủ. Xin lỗi con vì không thể đưa con đi mua đào, mua quất cùng với cha và cũng không thể nhận tiền lì xì từ ông bà nội”, chị Giang tâm sự với chương trình “Lời xin lỗi” trên kênh VTV9.
“Lời xin lỗi” là chương trình truyền hình thực tế, phát sóng vào lúc 20h từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần trên VTV9. Đạo diễn chương trình cho biết: “Sự kiện ông Trần Quí Thanh - ông chủ Tân Hiệp Phát - xin lỗi người tiêu dùng và kêu gọi mọi người tham gia gửi lời xin lỗi tới nhau là cảm hứng thúc đẩy chúng tôi phải làm một điều gì đó. Đây là động thái góp phần lan tỏa những tiếng nói chân thành ra rộng khắp cộng đồng, để mọi người có cơ hội xích lại gần nhau, một khởi đầu tốt đẹp hơn”.
Ông Trần Nhật Minh, Giám đốc TT nghiên cứu Truyền thông và Phát triển cho biết: “Những giá trị truyền thống mang tính dân tộc như yêu thương, đùm bọc, cảm thông và bỏ qua cho nhau gần đây vốn bị lu mờ nhưng đang được đánh thức lại với trào lưu xin lỗi đầy tính nhân văn hiện nay”.
GS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm hy vọng nét tươi mới và độ lan tỏa mà trào lưu xin lỗi đang tạo ra sẽ trở thành nét văn hóa ứng xử lâu dài của người Việt.
Zing.vn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua