Mẹ nên biết: Truyện cổ tích là một phương tiện, “giáo cụ” dạy trẻ
Truyện cổ tích dễ dàng đem lại những hiệu quả tốt nhất cho việc nuôi dạy trẻ
Vì thế, bố mẹ có thể thông qua truyện cổ tích để giải quyết mọi vấn đề rắc rối mà lứa tuổi đặt ra. Chẳng hạn, kể về chú bé Thánh Gióng ăn nhiều để lớn mau đi diệt giặc cho bé lười ăn, kể câu chuyện thỏ đen thỏ trắng được Nam Tào thử thách cho bé không thích chia sẻ đồ chơi với bạn, kể câu chuyện cậu bé uống nước lã trong rừng bị biến thành dê cho bé không thích nghe lời, cái gì cũng ăn… Và rồi bố mẹ có thể tự sáng tác những câu chuyện đồng thoại, cổ tích, những câu chuyện có yếu tố thần tiên để qua đó nói với bé điều mình muốn. Việc này cho hiệu quả ngay lập tức, hơn tất cả những lời răn đe: “Con không được….”, “Con phải…”.
Tôi nhớ con trai tôi ngày lên 3, trong độ tuổi mà người ta vẫn bảo là “khủng hoảng”, rất bướng bỉnh, có một khoảng thời gian bé gần như phớt lờ mọi “chỉ trích”, yêu cầu của người lớn. Mỗi khi muốn nhắc bé làm gì, tôi phải viện đến bạn gà trống bằng bông. Tôi giới thiệu đó là nhạc công Gà trống trong “Những nhạc công thành Bremen”. Thế là bé nghe lời Gà trống răm rắp.
Các nhân vật cổ tích đã bước ra đời thường với bé như vậy đấy!
Truyện cổ tích còn giúp ích cho việc phát triển khẩu ngữ ở trẻ tập nói. Để phát triển khẩu ngữ ở bé, những truyện cổ tích có nhiều bài hát, câu thơ, như Tấm Cám với “Thị ơi thị rụng bị bà – Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”, “Bống bống bang bang/ Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta/ Chớ ăn gạo hẩm cháo hoa nhà người”, rồi “Gương kia ngự ở trên tường – Nước ta ai đẹp được dường như ta?”. Những chi tiết như thế tưởng nhỏ mà không nhỏ, nó có vần điệu, ngân nga, gây ấn tượng lớn cho bé, là những chi tiết bé thuộc đầu tiên, và lâu nhất.
Ngoài ra, kể chuyện theo tuyến nhân vật, chơi trò chơi phân vai theo nhân vật giữa bố mẹ và con sẽ mang lại hiểu quả rất cao trong việc học nói, giúp bé phát âm đúng, nói được câu dài, nội dung gãy gọn, biết cách bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ.
Kể chuyện gì cho bé?
Với lứa tuổi nhỏ, từ 1-2 tuổi rưỡi, bạn hãy chọn kể cho bé những câu chuyện ngắn, ít nhân vật và tình tiết, hoặc tình tiết hay lặp đi lặp lại một cách có chủ ý, với mục đích xây dựng cho trẻ những cốt truyện quen, những nhân vật quen thân hàng ngày. Chẳng hạn, truyện về chiếc bánh với tình tiết: chiếc bánh lại lăn tiếp và gặp một ai đó. Hay truyện “Củ cải”: Ông gọi bà ra cùng kéo, kéo mãi kéo mãi mà không được; bà lại gọi cháu gái, kéo mãi kéo mãi… Những câu chuyện ngụ ngôn, đồng thoại… rất thích hợp với lứa tuổi này.
Khi bé đã lớn hơn, từ 2 tuổi rưỡi, bạn đã có thể kể những câu chuyện dài hơi, mô tả kỹ lưỡng tình tiết, phục trang, hình dáng nhân vật. Đừng ngại những cốt truyện mà bạn cho là phức tạp, khó hiểu đối với bé của mình. Bé sẽ dần dần hiểu bằng cách nào đó, hoặc lọc những thông tin hữu ích cho mình. Đôi khi bố mẹ đánh giá thấp khả năng tiếp thu của bé. Thậm chí, cả những chi tiết đáng sợ như cái chết, sự trừng phạt… cũng không quá gây sốc cho bé như nhiều người nghĩ, bởi, khi đã đắm mình vào thế giới cổ tích, mọi chi tiết cực đoan về cái xấu cái ác đã được bé tiếp nhận với tâm thế có sự “thư giãn” đôi chút, vì đó là cổ tích mà. Việc cái xấu bị trừng phạt dù ghê gớm thế nào cũng chỉ mang lại cho trẻ sự hài lòng vì sự công bằng, cái thiện, cái tốt đã thắng.
Chỉ có điều phải chú ý rằng, khi kể chuyện cho bé vào buổi tối, bạn chớ nhấn mạnh những chi tiết đáng sợ với giọng kể quá truyền cảm về chó sói, về mụ phù thủy, về gió rét, đêm tối… nếu bạn không muốn bé sẽ rúm người lại và sợ ở lại một mình trong phòng.
Với những câu chuyện cổ tích, thần thoại, đồng thoại, những câu chuyện có phép màu, tôi tin rằng trẻ sẽ trở nên tinh tế, nhân hậu hơn, đồng thời có thể điều chỉnh hành vi của mình theo chiều hướng tích cực. Vì thế, người lớn hãy thận trọng khi bàn về những nhân vật cổ tích thần tiên trước mặt trẻ. Những lời nói vô tình của chúng ta đôi khi lại làm tan vỡ một bức tranh về thế giới trọn vẹn và lung linh trong tâm hồn trẻ thơ.
Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua