Mẹ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh
TS Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, phòng, chống HIV là một công tác đòi hỏi thực tế, thực địa tại các vùng miền. Nhờ sự phát triển của công tác điều trị, phòng, chống mà tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con đã giảm đáng kể. Ngay cả khi bố mẹ đều nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh và không bị nhiễm HIV nếu mẹ sớm được dùng thuốc kháng vi rút (ARV) và tuân thủ việc nuôi con theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Tuy đạt được kết quả tích cực, song công tác phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con hiện vẫn đang gặp nhiều thách thức, ThS Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng phòng điều trị HIV/AIDS của Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mang thai đã sinh con được làm xét nghiệm trước và trong quá trình mang thai thấp, ở mức 53% khiến cho công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa phát huy hiệu quả tối đa. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là rào cản cho việc tiếp cận với dịch vụ phòng lây truyền mẹ con. Bên cạnh đó, việc phối hợp trong phòng chống lây truyền mẹ con chuyển đầu mối sang hệ sức khỏe sinh sản thực hiện ở một số tỉnh còn lúng túng.
Phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con từ tuyến cơ sở
Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này, ThS Lan Hương cho biết, cần phải có sự tham gia tích cực hơn nữa của các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở y tế tại các phường/xã trong công tác dự phòng lây truyền mẹ con như tăng cường độ bao phủ xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tăng cường xét nghiệm trong thời kỳ mang thai,…
Bên cạnh đó, khi việc thực hiện chuyển tiếp giữa hai hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS, cần theo dõi chuyển tiếp phụ nữ mang thai HIV dương tính sang cơ sở chăm sóc điều trị để được theo dõi điều trị ARV ngay; chuyển tiếp mẹ và trẻ sau sinh sang cơ sở HIV/AIDS để được theo dõi điều trị cho đến khi trẻ khẳng định tình trạng nhiễm HIV.
Trước những yêu cầu đó với chủ đề “Xét nghiệm sớm HIV sớm - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2020”, các công tác tuyền truyền năm 2018 nhằm đẩy mạnh sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân thực hiện công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm.
Đồng thời tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nỗi sợ hãi của bé gái bị kỳ thị vì nhiễm HIV
- Không thể quy việc lây nhiễm HIV cho y sỹ
- 'Tôi sững sờ khi biết tin con gái 18 tháng tuổi nhiễm HIV'
- Những dấu hiệu nhận biết bạn có thể đã bị nhiễm HIV
- Nghi nhiễm HIV ở Phú Thọ: Cơ sở khám bệnh chưa được cấp phép
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua