Mẹ uống nhiều nước ngọt khi mang thai, con có nhiều nguy cơ mắc hen suyễn
Nghiên cứu được công bố hôm thứ 6 (8/12), nghiên cứu trên 1.068 cặp mẹ - con trong dự án "Project Viva" cho biết vào thời thơ ấu, 19% số trẻ em được kiểm tra mắc bệnh hen.
Một nhà khoa học của nghiên cứu nhận xét: "Tránh uống nhiều đồ uống có đường trong thai kỳ có thể là một trong một số các cách giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ em."
Cách nghiên cứu được thực hiện
Sau quý đầu tiên và thứ hai của thai kì, các bà mẹ sẽ hoàn thành các bảng câu hỏi về việc tiêu thụ thực phẩm và nước giải khát, bao gồm thức uống soda và nước ngọt, đồ uống có đường.
Khi con của họ lên 3, các bà mẹ tiếp tục hoàn thành một bảng câu hỏi khác để báo cáo việc trẻ em tiêu thụ nhiều loại thực phẩm và đồ uống.
Dựa trên phản ứng, các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng fructose và phân tích các kết quả theo hàm quartile (chia thành các nhóm) lượng thức uống có đường làm ngọt và tiêu thụ fructose.
Nhóm nghiên cứu cho biết, một bà mẹ xác nhận bác sĩ đã chuẩn đoán con của cô ấy mắc bệnh hen ở tuổi từ 6 đến 8, cùng với thở khò khè, phải dùng thuốc hen suyễn trong 12 tháng.
Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trường Y Harvard ở Boston và được Viện Y tế Quốc gia tài trợ cho rằng việc xem xét tiêu thụ fructose là rất quan trọng vì nó đóng vai trò quan trọng trong lượng đường ăn vào và có thể gây ra những phản ứng đặc hiệu về đường hô hấp.
Kết quả mới nhất cho thấy những bà mẹ uống nhiều nước ngọt và tiêu thụ fructose nhất trong thai kì có nguy cơ sinh con mắc bệnh hen khi chúng bước vào thời thơ ấu cao hơn những người người uống ít hơn lần lần lượt là 63% và 61%.
Tránh uống nhiều đồ uống có đường trong thai kỳ có thể là một trong một số các cách giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ em
Các nhà khoa học của Project Viva cho biết những phát hiện này đã được điều chỉnh theo khối lượng cơ thể trước khi sinh, tuổi tác, chủng tộc/ dân tộc và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Nghiên cứu cho thấy trẻ em trong nhóm tiêu thụ đường cao nhất trong thời thơ ấu có khả năng mắc hen suyễn ở độ tuổi từ 6-8 nhiều hơn 64% so với những trẻ uống ít hơn.
Sheryl L. Rifas - Shiman, tác giả chính, nhận xét: "Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra liên kết của việc uống nhiều nước ngọt xi-rô bắp fructose với bệnh suyễn ở trẻ em. Nhưng có rất ít thông tin về thời gian mà fructose có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ."
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các nghiên cứu khác đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng béo phì và hen suyễn, cũng như giữa thức uống có đường và lượng fructose cao với nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, cũng như việc tăng nguy cơ hen suyễn do béo phì, chính fructose có thể gây viêm ở phổi.
Một số hạn chế tiềm tàng trong nghiên cứu này bao gồm thực tế là một nghiên cứu quan sát không thể chỉ ra nguyên nhân và hậu quả, và những người tham gia nghiên cứu phần lớn là từ các gia đình giàu có, vì vậy những phát hiện có thể không tính đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vì sao phụ nữ thường hay mất ngủ khi mang thai?
- Vì sao nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho phụ nữ mang thai?
- Hệ lụy khi mang thai thời kỳ "chờ ly hôn"
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua