Mẹ Việt và hành trình nhọc nhằn cho con du học từ năm 4 tuổi
Kế hoạch du học ngay khi con chào đời
Với quyết tâm cho con được học tập ở môi trường thật tốt, từ khi chuẩn bị sinh con vợ chồng tôi đã lên kế hoạch để con được đi học ở nước ngoài sớm nhất có thể.
Năm 2009, tôi sinh con trai đầu lòng, cuối năm đó vợ chồng tôi làm xong hồ sơ xin đi Úc cho cả gia đình. Sang đầu năm 2010, chồng tôi nhận được thư mời sang làm việc của một công ty bên Mỹ, thế là chúng tôi lại chuyển hết hồ sơ để làm thủ tục sang Mỹ.
Con trai chị Q. (áo xanh nhạt) trong giờ thể dục ở trường hiện nay.
Sau hơn hai năm chờ đợi mòn mỏi, hồ xin đi Mỹ của chúng tôi chính thức bị từ chối. Thời điểm ấy, công việc IT (freelancer) của chồng tôi gặp một số khó khăn như số lượng việc giảm xuống, tiền thù lao giảm, … Bản thân tôi cũng vừa mới chuyển việc sang công ty mới đang trong thời gian thử việc lương còn thấp. Tiền tiết kiệm chúng tôi đã chi gần hết cho các thủ tục sang Mỹ và thất bại rồi.
Mặc dù rất thất buồn và thất vọng nhưng vợ chồng tôi lập tức nghiên cứu phương án khác để cho con được du học càng sớm càng tốt. Chúng tôi đã lên mạng tìm kiếm thông tin, hỏi những người thân quen, vào các diễn đàn trên mạng xã hội xem có ý tưởng nào không.
Khi biết được tâm sự của tôi, một người bạn đang làm việc tại Malaysia (Malay) đã tư vấn cho tôi về cuộc sống, môi trường học tập và văn hóa của đất nước này. Cũng may cho chúng tôi, công việc của chồng tôi có ưu điểm là không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Hơn nữa chúng tôi đã tìm hiểu, tính toán trước và thấy rằng công việc của chồng có thể đảm bảo khả năng tài chính cho cả nhà khi sang Malay.
Vừa có hướng đi mới khả quan, một mặt chồng tôi làm hồ sơ xin nhận việc vào các công ty quốc tế có chi nhánh tại Malay. Mặt khác, tôi vừa đi làm vừa lo làm thủ tục xin sang Malay theo diện working visa.
Chỉ sau hơn hai tháng, mọi thủ tục của chúng tôi đã làm xong. Tôi xin nghỉ việc trong sự tiếc nuối vì đó là công việc rất phù hợp mà bấy lâu tôi mong muốn. Tuy nhiên vì nghĩ tới tương lai của con, vì kế hoạch dài hạn của cả gia đình tôi vẫn từ bỏ.
Năm 2013, ngay khi đặt chân vào Malay, không kịp hân hoan vì lần đầu được ra nước ngoài hay có thời gian ngắm nhìn cảnh vật mới lạ của nước bạn, việc đầu tiên tôi nghĩ tới và phải làm ngay là tìm một chỗ trú ngụ cho cả gia đình. Chúng tôi bắt taxi về thành phố có chi nhánh công ty mới nhận chồng tôi vào làm và bắt đầu hỏi han về việc thuê nhà ở.
Chất lượng và giá thuê nhà ở Malay khiến chúng tôi rất bất ngờ. Vợ chồng tôi thuê căn nhà gần 80m2 có hai phòng ngủ chỉ với 6 triệu VNĐ một tháng. Thế là ngay trong ngày đầu tiên, gia đình tôi đã tạm “ổn định” tại nơi đất khách quê người.
Cuộc sống ở Malay
Chúng tôi xin cho con vào học một trường quốc tế vì gia đình tôi không có quốc tịch Malay và con tôi chưa biết nói tiếng Anh. Nếu như giá thuê nhà hoặc mua thức ăn ở đây được xếp vào diện rẻ so với ở Việt Nam, thì tiền học phí cho con lại rất đắt. Song bù lại, chỉ sau một ngày tới trường mới, con trai tôi đã tỏ thái độ yêu thích lớp học.
Quả thật, lúc trước chúng tôi không hề đặt mục tiêu đưa con Malay. Song khi đã sang và sinh sống, cả gia đình tôi rất yêu thích và mong muốn được ở lại. Nhưng một lần nữa, chúng tôi lại thất vọng vì không tìm được cách để được nhập quốc tịch Malay. Như vậy là con tôi cũng sẽ chỉ được tạm thời học tập ở đây, điều đó làm chúng tôi không yên tâm.
Mỗi ngày nhìn con vui vẻ, tự tin giao tiếp với tất cả mọi người đến từ nhiều nơi trên thế giới, tôi lại thêm quyết tâm tìm bằng được cách nào đó để con được học tập tại môi trường con yêu thích.
Năm 2014, chồng tôi nhận được lời mời của một công ty tại Mỹ nhưng nếu nhận thì phải sang Costa Rica làm việc. Tôi tìm hiểu và biết rằng, dù có sang Costa Rica thì chúng tôi cũng vẫn trong tình trạng không được nhập quốc tịch như ở Malay, con tôi vẫn phải học trường quốc tế đắt đỏ. Đồng thời hầu như không có cơ hội để từ đó chuyển sang Mỹ. Thế là chúng tôi vẫn tiếp tục ở lại Malay và tìm cơ hội mới.
Trong khi tôi ở nhà làm nội trợ vì không tìm được việc làm phù hợp thì công việc của chồng tôi khá thuận lợi. Công ty cử chồng tôi sang Anh để theo khóa huấn luyện lên Leader. Cũng vào lúc này, tôi quyết định sẽ sang Mỹ theo con đường du học. Chỉ có cách như vậy, chúng tôi mới được ở cùng nhau, con trai tôi sẽ được học tập và sống trong môi trường mà con muốn. (Sau hơn một năm ở Malay, con đã nói thành thạo tiếng Anh, tự tin giao tiếp và bày tỏ tâm tư tình cảm của mình).
Cuộc phiêu lưu vẫn chưa dừng lại
Năm 2014, tôi rời Malay về Việt Nam để làm thủ tục sang Mỹ. Cũng phải mất gần nửa năm tôi mới làm xong thủ tục và xin được visa. Sang Mỹ được gần một tháng gia đình tôi mới được đoàn tụ. Bởi tôi là người được cấp visa du học còn chồng và con thuộc diện “ăn theo”. Có thể nói đây là thời gian khó khăn nhất, vì lần đầu tiên gia đình tôi xa nhau lâu đến vậy, tôi ở Mỹ cũng phải thuê nhà tốn kém mà chồng và con tôi ở Malay cũng phải thuê nhà.
Nhiều bạn bè và người thân đã khuyên tôi nghĩ lại, đừng nên đánh đổi cuộc sống ổn định, cơ hội thăng tiến công việc với cuộc phiêu lưu chưa biết kết quả chắc chắn. Ngoài ra, cuộc phiêu lưu đã tiêu tốn hết cả tiền nong dành dụm của hai vợ chồng. Cứ có bao nhiêu tiền là lại đổ vào các chuyến đi, trong khi thu nhập của gia đình giảm do chỉ có một người đi làm. Mỗi lần đến miền đất mới chúng tôi phải làm lại từ đầu, từ thuê nhà, mua sắm đồ đạc đến làm quen với văn hóa, …
Hiện tôi đang học chuyên ngành Marketing mà mình yêu thích tại trường ĐH ở Seattle, Washington và chỉ còn hơn một năm nữa là ra trường, con trai tôi học ở một trường tiểu học công lập tại địa phương. Chồng tôi làm lập trình viên cho một công ty tin học đa quốc gia. Ngoài chi phí cho việc học của tôi và tiền thuê nhà, chúng tôi nhận được trợ cấp của chính phủ Mỹ cho mọi sinh hoạt khác: học phí của con, dịch vụ y tế, … thậm chí cả quần áo, thức ăn chúng tôi cũng xin được trợ cấp.
Dù cuộc phiêu lưu chưa dừng lại vì chúng tôi vẫn chưa có quốc tịch Mỹ, nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, điều làm tôi hài lòng nhất là sự trưởng thành từng ngày của con trai. Từ một cậu bé nhút nhát, ghét đến trường học, sẵn sàng đánh bạn để giành đồ chơi, bây giờ con tôi đã rất tự tin trong cuộc sống, yêu lớp học và luôn cư xử lịch sự. Tôi nói vậy không có ý phân biệt, chỉ là chia sẻ một trong nhiều lựa chọn để cho con được lớn lên với những đức tính tốt đẹp sẵn có.
Thông tin nhân vật Họ và tên: NTQ Sinh năm 1984 Hiện đang sinh sống và học tập tại Seattle, Washington |
Theo Khám phá
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua