Dòng sự kiện:

Muốn con thành công bạn đừng quên dạy những điều này

03:00 27/10/2015
Dạy trẻ thế nào để các con thành công hơn trong cuộc sống, sự nghiệp là điều không ít các bậc phụ huynh trăn trở. Phải thừa nhận, kiến thức là quan trọng hàng đầu nhưng liệu chỉ đầu tư phát triển kiến thức thôi có đủ?

Tin liên quan

  • 3 cặp cha mẹ nổi tiếng vì cách dạy con không phải ai cũng dám thử
  • 12 điều cần dạy con gái trước tuổi 13
  • Bố mẹ không cần thiết dạy con phải chia sẻ
  • 3 rào cản khiến mẹ Việt “thất bại thảm hại” khi dạy con tự lập
[mecloud]bWplxLi9AL[/mecloud]

Dạy con những thói quen của người thành đạt

Nếu muốn con lớn lên thành công, cha mẹ cần giúp con biết cách sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác, biết hòa nhập trong môi trường tập thể. Điều này có thể có được thông qua việc rèn cho con những thói quen của người thành đạt ngay từ tấm bé.

Nói như triết gia Aristotle: "Chúng ta là những gì mà chúng ta thường làm. Sự xuất sắc không phải là một hành động mà là một thói quen".

Theo sự đúc kết của nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R Covey, "7 thói quen để thành đạt" bao gồm:

Làm chủ bản thân

Có mục tiêu và luôn chuẩn bị

Biết sắp xếp các công việc

Tư duy cùng thắng

Lắng nghe và chịu chia sẻ

Hòa đồng và hợp tác

Rèn giũa bản thân

Cha mẹ nên sớm dạy con những thói quen của người thành đạt.

Hãy dạy con bạn làm người tốt

Để các em lớn lên phát huy được tri thức, kỹ năng và bằng cấp của mình, tạo cho mình và gia đình một cuộc sống tốt, các em còn cần những kỹ năng và phẩm chất nào khác nữa? Tiến sỹ tâm lý Richard Weissbourd, Đại học Harvard, cho rằng trẻ em nên được dạy kỹ năng cảm thông, quan tâm đến người khác.

Chúng ta đều biết rằng trẻ em khi sinh ra không có bản năng làm người tốt hay người xấu. Theo ông, nếu chúng ta muốn con em mình biết quan tâm, tốt bụng với người khác, chúng ta phải dạy các em cách làm điều đó và giúp chúng biến thói quen thành phẩm chất.

Các em cũng cần có người lớn ảnh hưởng, chỉ bảo thì mới biết thế nào là có trách nhiệm, quan tâm, thông cảm và tôn trọng người khác. Các em cần có người lớn chỉ bảo và động viên để biết mình nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng và mang tính nhân văn.

Tại sao những kỹ năng hay phẩm chất này lại quan trọng?

Một lý do đơn giản là hàng thập kỷ nghiên cứu đã cho chúng ta bằng chứng EQ (emotional intelligence) đóng vai trò rất quan trọng trong thành công cá nhân. EQ được định nghĩa là khả năng nhận biết, thấu hiểu, diễn tả, đánh giá cảm xúc của bản thân và của những người xung quanh, qua đó điều chỉnh quyết định và hành vi của mình.

Những câu hỏi như tại sao người có tỷ số IQ trung bình thành công hơn người có IQ cao hay bằng chứng cho thấy 90% những người thành công nhất trong xã hội là những người có EQ cao chứng tỏ EQ là một yếu tố không thể thiếu trong giáo dục trẻ em.

Trong lĩnh vực kinh doanh, các chuyên gia đã bắt đầu nói đến "tài khoản EQ" như một yếu tố quan trọng ngang tài khoản ngân hàng, có tính chất quyết định sự thành công của một dự án.

Để giúp mọi người nhận biết được "dấu hiệu" của EQ cao, các chuyên gia chỉ ra rằng những người có EQ thường:

1) có khả năng diễn tả cảm xúc của mình một cách chi tiết ("con hơi bức xúc vì bạn ấy không tôn trọng con" thay vì "con không thích kiểu của bạn đó")

2) tò mò, muốn biết về người khác: đây là biểu hiện của sự quan tâm

3) có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt và không sợ thay đổi

4) có khả năng ghi nhận, biết mình mạnh ở điểm nào và tự tin nói về điểm mạnh của mình

5) rộng lượng với mọi người, biết cho mà không cần được nhận lại

6) không dễ bị tổn thương, tự tin và sẵn sàng đón nhận phê bình, góp ý của người khác

Việc dạy con thế nào để các em phát triển được những kỹ năng này cần thời gian, sự kiên trì và cam kết của cha mẹ.

Dạy con kỹ năng kể chuyện

Để giúp các con đạt được kết quả cao trong cuộc sống sau này, ngoài việc đầu tư vào học hành, một việc rất quan trọng phụ huynh nên làm là giúp con mình phát triển kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là cách kể chuyện.

Kỹ năng kể chuyện là một trong những kỹ năng được phát triển sớm và rộng rãi trong trẻ em ở Mỹ. Các em đi học từ nhỏ đã được viết bài về mình, đứng trước lớp kể lại cho các bạn nghe, và nhận phải hồi của thầy cô. Các em không chỉ được dạy cách kể về mình thế nào để gây ấn tượng cho người nghe mà còn được nghe người khác kể về họ để học tập.

Ở Mỹ bạn không đi đâu là không gặp người kể chuyện (story tellers), từ chính trị gia tranh cử tổng thống cho tới siêu sao lên nhận giải Oscar cho tới các bạn học sinh cấp 3 phát biểu tại lễ nhận bằng... ai cũng có một câu chuyện để bắt đầu.

Theo Andrew Stanton, người đã từng làm ra những phim hoạt hình nổi tiếng như WALL-E, Finding NemoToy Story, “không có gì đưa con người lại gần nhau hơn hơn là các câu chuyện vì chúng cho ta cơ hội được chia sẻ cảm xúc với ngườicó cùng trải nghiệm”.

Khi học cách kể chuyện các con phát triển rất nhiều kỹ năng khác không kém phần quan trọng như quan sát, cảm nhận, phân tích, đánh giá, chọn lọc, bố cục, trình bày, truyền cảm xúc và thông tin, phân biệt cái đúng, cái sai, xác định quan điểm về giá trị đạo đức của mình…

Các con cũng phải học cách nói trước đám đông, cách thuyết phục, cách xử lý tình huống, cách đối đầu với thất vọng - rất nhiều kỹ năng “mềm” tạo nên sự phát triển của một cá nhân.

Trong mỗi câu chuyện, các con sẽ lớn dần, trưởng thành dần và trở thành những cá thể biết quan tâm đến mình và thế giới xung quanh mình. Kỹ năng kể chuyện cũng là nền tảng của kỹ năng thuyết trình – một kỹ năng cực kỳ quan trọng với con trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]qm5ayQRlE1[/mecloud]