Dòng sự kiện:

Muốn dạy con ngoan không cần phạt mẹ hãy làm theo 3 cách này

15:28 04/10/2015
Phạt khi con phạm lỗi là cách ba mẹ thường dùng để dạy con, nhưng đó chưa phải là phương pháp tối ưu. Dưới đây là 3 cách dạy con ngoan mà không cần bất kì hình phạt nào.

Tin liên quan

  • Đuổi học sinh vì mẹ chê cà vạt xấu: Hình phạt quá nặng?
  • 10 hình thức phạt khoa học mà giúp trẻ thông minh
  • 20 nữ sinh bị phạt quấn chăn dưới trời nắng vì... ở bẩn
[mecloud]tnd6RpKHMx[/mecloud] 

1. Đặt giới hạn cho con


Ba mẹ cần đặt ra giới hạn cho bé, chẳng hạn như quy định giờ đi ngủ, điều đó giúp con hình thành nề nếp sinh hoạt hợp lí. Nên đặt ra những giới hạn rõ ràng và nhất quán, có thể thay đổi linh hoạt nhưng ba mẹ cần có trách nhiệm cho những quyết định đó.

2. Tạo ra một mái nhà an toàn


Trẻ em cần được chơi, học hỏi và khám phá, gắn kết mọi thứ với nhau. Nếu ba mẹ không muốn con nhảy lên ghế sofa, mở tủ bếp và lấy mọi thứ ra nghịch, thì phải khóa tủ lại, giữ gìn mọi thứ và thay đổi nơi vui chơi cho con, ví dụ như đặt một tấm đệm cho bé nhảy nhót, nô đùa.

Đôi khi, bé sẽ nói "những điều sai trái" khiến bạn tức giận hoặc thất vọng, nhưng hãy kiểm soát cảm xúc để tạo ra một mái nhà an toàn nơi con cảm nhận được sự rông lượng và tình yêu thương của ba mẹ.

3. Tâm sự để hiểu con


Khi ba mẹ thấy con làm một điều gì đó không thể chấp nhận hoặc một hành vi không đúng, thay vì mắng mỏ con hay phạt con sau những gì con đã làm, bất cứ khi nào bạn cũng có thể bắt đầu quá trình dạy dỗ bằng cách chủ động tâm sự với con. Nếu bạn có thể đặt mình vào trường hợp của con, điều đó giúp thay đổi suy nghĩ của bạn và trở nên hiểu con hơn. 

Vậy làm thế nào để thực hiện những điều này trong cuộc sống? Dưới đây là một ví dụ.

Vào một buổi tối, đã đến giờ con phải đi ngủ.

Mẹ: Trò chơi này rất hay, mẹ rất thích chơi với con.

Con (5 tuổi): Mẹ ơi, con muốn chơi một vòng nữa.

Mẹ: Ồ, con thực sự mê mẩn trò chơi này rồi à. Nhưng bây giờ là lúc phải đi ngủ rồi, con có thể chơi một lần nữa vào ngày mai nhé.(đưa ra giới hạn)

Con: Mẹ không vui gì hết. Con sẽ bỏ trò chơi này đi, không chơi nữa!!!

Mẹ: Mẹ thấy con đang tức giận. (giữ sự an toàn, không buộc tội hay mắng mỏ về việc con dọa vứt đồ chơi) Mẹ chắc rằng con thực sự muốn chơi nữa, mẹ tin con. Con không thể ném đồ chơi đi được.

Con: Mẹ ơi, con xin mẹ chỉ một vòng nữa thôi!

Mẹ: Đã đến giờ con phải đi ngủ rồi (nhắc lại giới hạn). Chúng ta có thể chơi trò chơi đánh răng nếu con muốn. (tạo ra niềm vui và tích cực kết nối)

Đồ chơi sẽ được cất đi và con sẽ thực hiện nề nếp sinh hoạt như bạn quy định.

Thay vì trừng phạt con, chúng ta có thể tìm cách giải thích, yêu cầu, diễn tả hay nói chuyện với con. Đó chắc chắn là một khó khăn, mệt mỏi, đôi khi đau lòng, vò đầu bứt tai và chỉ biết thở dài, và điều này sẽ không bao giờ kết thúc.

Rồi sẽ đến lúc bạn nhận ra những cách dạy con nêu trên thực sự hiệu quả khi thấy con sống có trách nhiệm, biết đỡ đần bạn việc nhà, biết cảm thông với người khác...đó là tất cả những lợi ích của việc không la mắng hay trừng phạt con. 

Hương Trà (Theo positiveparentingconnection)

Nguồn: Gia đình Việt Nam