Ngẩn ngơ ngắm… gái Thái trong lễ hội gội đầu

Ngày trước, phụ nữ Thái thường gội đầu với lá cây rừng. Để giữ tóc luôn được óng ả, suôn mềm và sạch gầu, phụ nữ Thái có bí quyết riêng: Nước vo gạo. Tuy nhiên, phải là nước vo gạo nếp, thật sánh đặc, ủ ít nhất hai ngày đêm đến khi lên men và có mùi... thum thủm thì mới đem ra gội đầu. Loại “dầu gội” độc đáo này giúp cho mái tóc sạch bóng trong hàng tuần liền.
Người Thái xưa có phong tục: Hễ chồng vắng nhà hoặc sắp “xông pha” vào nơi nguy hiểm là vợ không được gội đầu. Cho dù chồng có đi rừng hàng tháng trời, vợ cũng vẫn phải kiên định không gội đầu. Phụ nữ Thái còn kiêng gội đầu trong ba ngày Tết hoặc khi nhà có đại tang. Loại dầu gội “thần dược” trên có lẽ ra đời từ nét văn hóa rất riêng này.
Người Thái cũng phân biệt phụ nữ đã kết hôn và đang “còn không” qua cách vấn tóc. Những búi tóc cao gọn ghẽ trên đỉnh đầu (tăng cẩu) lấp ló trâm bạc là dấu hiệu cho thấy “Hoa đã có chủ”. Chiếc trâm bạc không chỉ để làm duyên, mà còn thể hiện thứ bậc của người phụ nữ trong xã hội.
Việc tắm của phụ nữ Thái cũng… phức tạp như việc gội đầu vậy. Khi nhà có tang, con dâu và con gái không được tắm rửa cho đến khi tang lễ kết thúc, hoặc chỉ được tắm với điều kiện mặc nguyên cả váy áo. Cần phải nói thêm là từ ngàn xưa, phụ nữ Thái luôn tắm “tiên”, cho dù có tắm chung suối với nam giới.
Ngày nay, phong tục gội đầu cầu kỳ và những kiêng cữ liên quan đến việc tắm gội khi xưa đã trở nên lỗi thời. Thay cho nước vo gạo lên men, các cô gái Thái hiện đại đã chuyển sang dùng dầu gội đầu “công nghiệp” để làm sạch tóc. Tất nhiên, những mái tóc đen nhánh buông mình trong dòng nước mát ven suối cũng dần trở thành hoài niệm.
Bởi vậy, khi huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) phục dựng lễ hội Gội đầu tại bến Pá Uôn, không chỉ người Thái mà du khách khắp nơi đều náo nức. Người Thái trắng Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… đổ về Pá Uôn để một lần nữa được chiêm ngưỡng cảnh tượng “xao lòng”: Những cô gái Thái buông tóc bên bờ suối gội đầu. Để chuẩn bị cho lễ hội, từ tờ mờ sương, các bà, các chị, các cô đã xúng xính váy áo lên đường, mang theo chậu nước gội đầu với bồ kết, vỏ cây xo xe, những cánh hoa rừng, hoa đào, hoa mận thơm ngát.
Với người Thái, lễ hội Gội đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi mái tóc của người mẹ, người chị, người em đã sạch sẽ, óng ả cũng là lúc những điều không hay của năm cũ được thả trôi xuống dòng nước, chỉ còn lại những may mắn, an lành.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm:
[mecloud]vH2ASgXEIY[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua