Dòng sự kiện:

Nghèo khó ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của bé

00:37 30/07/2015
Một nghiên cứu gần đây cho thấy lý do vì sao trẻ em nghèo thường có xu hướng đạt điểm thấp hơn trong các kỳ kiểm tra so với bạn bè đến từ gia đình khá giả.

Một cuộc nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ em được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison ở Madison, Mỹ, vừa được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics, đã chỉ ra những đứa trẻ nghèo sẽ chậm phát triển trí tuệ, hoạt động kém hơn so với những đứa trẻ thuộc gia đình khá giả ở trường học. Các nhà nghiên cứu tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI cho 400 trẻ em đến từ các tầng lớp khác nhau.

Nghiên cứu cho biết trẻ em nghèo khó phát triển trí tuệ.

Chụp MRI cho phép họ đo diện tích bề mặt vỏ não, nơi diễn ra các quá trình nhận thức cao cấp nhất như ngôn ngữ, đọc, và chức năng điều hành. Các nhà khoa học chọn đo diện tích bề mặt não vì nghiên cứu mới cho thấy diện tích bề mặt não tăng dần suốt giai đoạn thơ ấu và niên thiếu khi bộ não phát triển. Điều này khiến diện tích bề mặt bộ não là một chỉ số của năng lực trí tuệ.

“Chúng tôi phát hiện ra luôn có một khoảng cách về thành tích học tập giữa trẻ em nghèo và trẻ em thuộc tầng lớp trung lưu. Ngay cả khi chúng chuyển đến các khu phố tốt hơn, trẻ em lớn lên trong gia đình nghèo vẫn có xu hướng thực hành kém hơn trong lớp học so với bạn bè đến từ các gia đình khá giả”, Seth Pollak, tiến sĩ đến từ Đại học Wisconsin-Madison ở Madison, chia sẻ với mục Sức khỏe của trang Reuters. 

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây đã tìm thấy mối liên quan giữa nghèo đói và trí tuệ kém phát triển. Pollak cùng các đồng nghiệp đã báo cáo tại Hiệp hội Y khoa Mỹ ở mảng Nhi khoa về sự chênh lệch khoảng 20% giữa điểm thi của trẻ em nghèo và trẻ em ở tầng lớp trung lưu. Đây có thể là kết quả của sự phát triển não kém ở vùng thùy trán và thùy thái dương.

Các nhà nghiên cứu xem xét hình ảnh não bộ và điểm kiểm tra đánh giá từ 389 trẻ em và thanh thiếu niên, tuổi từ 4 đến 22, tham gia vào một nghiên cứu của Viện Quốc Y tế quốc gia Hoa Kỳ vào giữa năm 2001 và 2007. Đôi tượng nghiên cứu là những trẻ em có sức khỏe bình thường từ các gia đình nghèo đến các gia đình khá giả.

“Tuy nhiên, thống kê cho thấy có một sự khác biệt ở não bộ ảnh hưởng đến 20 hoặc 25% kết quả học tập của các trẻ em nghèo”, tiến sĩ Pollak cho biết.

Trước đó, một nghiên cứu khác của  các nhà khoa học Mỹ cũng tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa thu nhập gia đình, nền tảng giáo dục và kích thước bộ não của trẻ đang lớn và thiếu niên. Nhóm chuyên do Kimberly Noblem thuộc Đại học Columbia, Elizabeth Sowell, thuộc bệnh viện nhi Los Angeles, California, Mỹ cùng cộng sự chụp cộng hưởng từ MRI não của 1099 trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 3-20.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu xét nghiệm nhận thức tiêu chuẩn, lấy ADN để kiểm soát các yếu tố chủng tộc và di truyền. Kết quả chỉ ra rằng diện tích bề mặt não có liên quan tới nền tảng kinh tế xã hội.Theo kết luận nghiên cứu, nền tảng giáo dục của phụ huynh liên quan tuyến tính đến diện tích não đặc biệt là vùng ngôn ngữ, đọc và điều hành chức năng. Xét một cách tương đối, trẻ có bố mẹ học đến cấp ba (12 năm học hoặc ít hơn) có diện tích bề mặt não nhỏ hơn 3% so với trẻ có bố mẹ học đại học (15 năm học hoặc nhiều hơn).

Diện tích bề mặt não cũng liên quan đến thu nhập của gia đình. Ở mức thu nhập thấp nhất, gia tăng thu nhập dẫn đến tăng trưởng diện tích não mạnh hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến chủng tộc, dân tộc không có tác động ảnh hưởng hoặc liên quan.

Nguyễn Ngọc (Theo RT/sciencemag)
Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: 

[mecloud]ZODopZJfEu[/mecloud]