Nghiên cứu mới, thay vì uống bệnh nhân HIV chỉ cần tiêm 1 lần/tháng
Kết quả từ một thử nghiệm mang tính bước ngoặt cho thấy thuốc tiêm 1 lần/tháng có hiệu quả ngang với phối hợp các thuốc uống hàng ngày hiện này.
Các chuyên gia tuyên bố việc thay thế phác đồ hàng ngày gồm ba thuốc viên kháng retrovirus (ART) trở lên bằng một thuốc tiêm sẽ cải thiện sự tuân thủ.
Thử nghiệm giai đoạn III kéo dài một năm - rào cản cuối cùng phải vượt qua trước khi điều trị có thể được cấp phép - được thực hiện bởi một công ty dược phẩm Ireland và bao gồm bệnh nhân HIV từ 13 nước.
Ước tính gần 37 triệu người lớn và trẻ em trên toàn thế giới có HIV, bao gồm ít nhất 100.000 người ở Anh.
Kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc tiêm một lần mỗi tháng có hiệu quả ngang với phối hợp các thuốc viên uống hàng ngày hiện nay.
Vi rút HIV gây tổn thương nặng dần ở các tế bào trong hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
Nếu không được điều trị, nhiễm HIV sẽ dẫn đến bệnh AIDS - tên chung dùng để chỉ một loạt các bệnh nhiễm trùng chết người mà hệ miễn dịch suy yếu không thể đối phó được.
Thuốc tiêm – mà hiện phải được sử dụng bởi y tá hoặc bác sĩ - chứa hai loại thuốc ART là cabotegravir và rilpirivine.
Thử nghiệm ATLAS mới là thử nghiệm giai đoạn III, trở ngại cuối cùng phải vượt qua để một loại thuốc hoặc điều trị mới có thể được cấp phép sử dụng trên người.
Gần 620 bệnh nhân có HIV từ 13 nước được điều trị chuẩn bằng 3 thuốc uống, trước khi chuyển sang dùng thuốc tiêm hàng tháng.
ViiV Healthcare, công ty dược đứng sau vụ thử nghiệm, hôm nay tuyên bố thuốc tiêm đã đạt được mục tiêu chính là ức chế vi-rút lâu dài.
Hiệu quả duy trì ức chế HIV là tương tự giữa thuốc tiêm và điều trị 3 thuốc viên uống mỗi ngày trong thời gian 48 tuần.
BS. John Pottage, giám đốc khoa học và y tế tại ViiV Healthcare, gợi ý rằng trong tương lai thuốc có thể có loại tự tiêm.
Ông nói: "Cách tiếp cận mới này là một bước tiến hướng tới khả năng giảm gánh nặng điều trị cho những người sống chung với HIV."
Thuốc tiêm tác dụng kéo dài "có thể mang đến một lựa chọn thay thế" cho thuốc uống hàng ngày ở những bệnh nhân mà HIV đã được ức chế.
BS. Pottage nói thêm, nếu thuốc tiêm được phê duyệt, điều trị HIV sẽ được thay đổi “từ 365 ngày dùng thuốc mỗi năm xuống chỉ còn 12 ngày”.
Những tiến bộ y học đồng nghĩa với việc là một khi HIV của bệnh nhân ở mức không thể phát hiện được, họ thậm chí có thể có quan hệ tình dục không bảo vệ mà không sợ truyền bệnh.
ViiV Healthcare, có trụ sở tại Brentford, thuộc sở hữu của các công ty dược GlaxoSmithKline, Pfizer và Shionogi và chuyên về điều trị HIV.
Công ty đang phát triển loại thuốc HIV tiêm, phối hợp với Janssen Sciences Ireland, một nhánh của công ty sản xuất thuốc và hàng tiêu dùng Johnson & Johnson.
Tháng trước, UNAIDS cảnh báo cuộc chiến trong kiểm soát AIDS đang ở “điểm bấp bênh” và nguy cơ đại dịch AIDS tái bùng phát và vượt khỏi tầm kiểm soát.
Các trường hợp nhiễm HIV phải được hạn chế ở mức 500.000 ca mỗi năm trên toàn cầu vào năm 2020 để đạt được mục tiêu của Liên Hiệp quốc về chấm dứt bệnh AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.
Nhưng năm ngoái 1,8 triệu ca nhiễm mới đã cho thấy, trừ khi một điều gì đó “hoàn toàn quyết liệt”, còn thì các cơ quan vẫn cách rất xa mục tiêu này.
Nam giới đồng tính và lưỡng tính dễ bị nhiễm HIV nhất vì tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao gấp 10 lần so với đường âm đạo.
Điều này là do các tế bào ở hậu môn dễ bị nhiễm HIV hơn, cũng như chất lỏng trong tinh dịch và niêm mạc hậu môn mang nhiều HIV hơn dịch tiết âm đạo.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sống chung với HIV/AIDS: Lầm tưởng và thực tế
- Tìm ra đường lây HIV cho bé 18 tháng tuổi khiến chuyên gia bất ngờ?
- 'Tôi sững sờ khi biết tin con gái 18 tháng tuổi nhiễm HIV'
- Những dấu hiệu nhận biết bạn có thể đã bị nhiễm HIV
- Vợ của y sĩ bị nghi để lây HIV cho hàng loạt người ở Phú Thọ: 'Nhiều người chưa rõ thực hư đã vào nhà quay chụp rồi đăng thông tin lên mạng'
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua