Ngủ với 20 người mới được lấy chồng và 5 tục cưới hỏi kỳ quặc nhất
[mecloud]EejxyZ0Ufa[/mecloud]
Theo phong tục cổ ở Tây Tạng, các cô gái trước khi kết hôn phải trao thân cho ít nhất 20 người đàn ông. Trong điều kiện dân cư thưa thớt ở vùng này thật khó có thể thực hiện được việc đó. Các cô gái phải đi ra những đường mòn trên núi.
Họ sẽ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp những người qua đường, cố hết sức làm người lạ thỏa mãn. Sau đó xin người tình một vật kỷ niệm để chứng minh cho các vị già làng nghiêm khắc rằng "chuyện ấy" đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số vật kỷ niệm.
Thông thường, một người phụ nữ Tây Tạng sẽ lấy từ 2 đến 3 người chồng và đa phần những người chồng này là anh em ruột trong một gia đình. Do những người chồng thường xuyên luân phiên nhau đi chăn thả gia súc ở các thung lũng hoặc buôn bán ở những vùng đất xa nên mỗi khoảng thời gian trong năm, người vợ thường chỉ sống duy nhất với một người chồng.
Thậm chí, những đứa con cũng không biết chính xác bố của mình là ai, nên khi vào một gia đình ở Tây Tạng, người chồng lớn tuổi nhất sẽ được giới thiệu chung là bố của bọn trẻ.
Ngoài ra, còn có 5 tục cưới hỏi kỳ quặc nhất trên thế giới:
Bố cô dâu nhổ nước bọt lên người con gái
Phong tục cưới của bộ tộc Maasai ở Kenya vô cùng đặc biệt. Các cô gái trong bộ tộc sẽ không được tự do yêu đương cũng như quyết định ai là chồng mình mà phải theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Họ cũng không được phép ly dị và phải chung sống với người chồng suốt đời kể cả người đó có vũ phu hay đối xử tệ bạc với mình. Cha cô dâu sẽ ngồi ở nhà và nhận lễ vật của nhà trai và quyết định ai sẽ là con rể mình phụ thuộc vào số tài sản họ mang tới.
Vào lễ cưới, cô dâu sẽ được mặc những bộ quần áo rực rỡ cùng bộ trang sức nặng nề. Trước khi chính thức về nhà chồng, cha của cô sẽ nhổ một bãi nước bọt lên ngực cô dâu để tượng trưng cho những điều may mắn nhất.
Một điểm đặc biệt mà ít có bộ tộc nào có được đó là tuy cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt như vậy nhưng phụ nữ của Maasai lại được hưởng một “đặc quyền” kỳ lạ khi kết hôn. Đó là họ được phép "cặp bồ" khi có chồng nhưng với điều kiện không được có thai ngoài hôn nhân.
"Lần đầu tiên" phải được thực hiện trước sự chứng kiến của người khác
Theo quan niệm của người Columbia thì sự giám sát của người mẹ là rất hữu ích khi vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm trong tình ái. Người mẹ sẽ ngồi quan sát hai vợ chồng trong đêm tân hôn. Và bà sẽ lập tức đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho đôi uyên ương nếu như cách họ hành động còn vụng về.
Có như thế, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ được gắn bó chặt chẽ hơn bởi sự đồng điệu trong quan hệ tình dục. Điều này, theo người Columbia, sẽ giúp mối quan hệ vợ chồng được bền chặt và duy trì lâu hơn.
Cho thuê vợ ngắn hạn
Người Eskimo ở vùng lục địa Alaska từ xưa vẫn có tục lệ cho thuê vợ ngắn hạn. Khi người đàn ông của một bộ lạc mạnh hơn đi săn bắn, anh ta có quyền đem theo vợ của người khác.
Trong thời gian đi săn, người phụ nữ này sẽ cố gắng hết sức để tỏ ra không chỉ là người nội trợ đảm đang mà còn là người tình tuyệt vời. Mục đích của phong tục này là để có những thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn vì ở đây dân cư thưa thớt, những đứa trẻ sinh ra do quan hệ cận huyết thường ốm yếu và chết yểu.
Nhịn tắm 3 ngày trước khi cưới
Những cặp vợ chồng sắp cưới ở Tidon (Malaysia) sẽ không được phép tắm hoặc đi vệ sinh trong suốt 72 giờ trước đám cưới. Họ sẽ bị bỏ đói và chỉ được uống một chút nước. Những người thân trong gia đình sẽ đứng canh cô dâu và chú rể. Sau đó, nếu hai vợ chồng vẫn khỏe mạnh bình thường thì chứng tỏ họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Người dân Tidon tin rằng phong tục này sẽ khiến cho cuộc hôn nhân kéo dài, hạnh phúc và viên mãn.
Chỉ cưới người trong bộ lạc
Là một bộ tộc nhỏ của quốc gia Eritrea nên người dân Rashaida vẫn giữ những truyền thống và nghi lễ độc đáo của mình. Theo phong tục truyền thống, người Rashaida chỉ được phép cưới người trong bộ tộc, nếu trót để ý hoặc đi ngược lại với phong tục của bộ tộc, người đó sẽ bị cả bộ tộc lên án. Phong tục này khá giống với văn hóa nông thôn Việt Nam thời xưa, khi có một "luật bất thành văn" rằng chỉ được phép lấy người trong làng.
Trước khi hôn lễ được cử hành, những cô gái luôn phải dùng mạng che mặt có tên gọi là Burga như một cách để giữ phẩm giá trước khi chính thức theo về nhà chồng. Vào ngày cưới, cô dâu Rashaida sẽ mặc bộ trang phục màu đỏ cùng nhiều loại trang sức có giá trị như để chứng minh với bộ tộc về vẻ đẹp cũng như sự giàu có của gia đình mình. Trong lễ cưới, cô dâu sẽ nhảy điệu nhảy truyền thống của mình như một lời cảm ơn khách mời đã đến tham dự. Sau đó, những cư dân của bộ tộc sẽ cùng nhau nhảy múa, vui đùa và thưởng thức thịt dê...
Minh Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]RLRfVdQo9W[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua