Người Sài Gòn lắp bậc tam cấp di động như "hộp tủ" để không lấn chiếm vỉa hè
Thời gian qua, nhiều hộ dân ở các tuyến đường Lãnh Binh Thăng, Tôn Thất Hiệp (quận 11, TP. HCM) đã bị cơ quan chức năng yêu cầu phá bỏ bậc tam cấp trước nhà vì lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên sau khi phá bỏ bậc tam cấp này, việc ra vào nhà rất khó khăn vì khoảng cách giữa nền nhà và nền vỉa hè quá cao.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh buôn bán của người dân ở các tuyến đường trên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Xe máy, xe đạp muốn dắt vào nhà phải khiêng rất khổ sở.
Hàng loạt bậc tam cấp bị phá bỏ trên đường Lãnh Binh Thăng (quận 11)
Người dân cho biết, họ đã thử nghiệm nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ra vào nhà được thuận tiện hơn. Trong đó, một trong những giải pháp được xem là thông minh và hiệu quả nhất mà người Sài Gòn nghĩ ra đó là thiết kế bậc tam cấp ngầm bên trong nền nhà.
Thời gian qua, nhiều hộ dân ở các tuyến đường Lãnh Binh Thăng, Tôn Thất Hiệp (quận 11, TP. HCM) đã bị cơ quan chức năng yêu cầu phá bỏ bậc tam cấp trước nhà vì lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên sau khi phá bỏ bậc tam cấp này, việc ra vào nhà rất khó khăn vì khoảng cách giữa nền nhà và nền vỉa hè quá cao.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh buôn bán của người dân ở các tuyến đường trên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Xe máy, xe đạp muốn dắt vào nhà phải khiêng rất khổ sở.
Người dân cho biết, họ đã thử nghiệm nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ra vào nhà được thuận tiện hơn. Trong đó, một trong những giải pháp được xem là thông minh và hiệu quả nhất mà người Sài Gòn nghĩ ra đó là thiết kế bậc tam cấp ngầm bên trong nền nhà.
Đây được xem là biện pháp sáng tạo, thay vì phá bỏ nền nhà xây lùi vào trong thì người Sài Gòn lại nghĩ ra cách xây bậc tam cấp âm tường.
Theo người dân, việc xây bậc tam cấp ngầm đã được một số người thực hiện từ lâu nhưng chỉ với số lượng rải rác vì chi phí tốn kém. Kể từ khi có chiến dịch "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ, việc thiết kế bậc tam cấp kiểu độc đáo này lại được người dân thực hiện đại trà hơn.
Bậc tam cấp ngầm đã giải quyết được vấn đề đi lại của người dân sau khi phá bỏ bậc tam cấp cũ.
Hiện tại nhiều nhà đã phá bỏ bậc tam cấp cũ để xây bậc tam cấp ngầm.
Điểm nối để giúp vỉ sắt được kéo ra vào dễ dàng là nhờ được gắn con lăn.
Ông Vòng Chí Thanh (đường Lãnh Binh Thăng, quận 11) cho biết: "Việc xây dựng bậc tam cấp ngầm, kéo ra kéo vào để vỉa hè được thông thoáng. Bên cạnh đó, bậc tam cấp này cũng giúp cho việc đi lại của chúng tôi được dễ dàng hơn".
Theo ông Thanh, ý tưởng này từ một người thợ xây gợi ý cho ông. Được biết việc thiết kế bậc tam cấp ngầm khá đơn giản, vỉ sắt được gắn bánh xe nối với chiếc hộp giống như hộp tủ. Sau đó chôn ở vị trí trước nhà rồi đổ bê tông lên trên. Do thiết kế theo kiểu hộp tủ nên việc kéo ra kéo vào không ảnh hưởng gì đến nền nhà.
Còn anh Phan Anh Tiến (nhà bên cạnh ông Thanh) cho rằng, việc xây dựng bậc tam cấp âm bên trong nền này tiện lợi hơn kiểu cũ. "Bật tam cấp kiểu này có thể mình thiết kế dài hơn bình thường như vậy thì rất tiện lợi. Khi muốn ra vào chỉ cần kéo ra, không cần dùng nữa thì đẩy vào, không ảnh hưởng đến vỉa hè. Tôi rất ủng hộ cách làm này", anh Tiến nói.
Tại các tuyến đường ở quận 11, hiện có rất nhiều người dân đang tiến hành phá bỏ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè. Trong khi những người dân ở đường Lãnh Binh Thăng (quận 11) xây ngầm trong nền nhà, thì một số người dân ở đường Tôn Thất Hiệp (quận 11) lại thiết kế bậc tam cấp kiểu bật nắp, gập ngược để đỡ tốn chi phí.
Bậc tam cấp được thiết kế gập ngược cũng khá tiện lợi.
Ông Đoàn Văn Thông (đường Tôn Thất Hiệp) chia sẻ, việc gập ngược lên xuống này cũng rất tiện lợi và đây là một giải pháp hiệu quả và lâu dài mà không ảnh hưởng gì đến vỉa hè. Theo ông Thông, bậc tam cấp bẻ ngược không ảnh hưởng gì đến việc ra vào nhà mà chi phí xây dựng cũng rẻ chỉ từ 400.000 – 800.000 đồng/bậc tam cấp.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hà Nội: Cẩu ô tô ở phố 'nhà binh', tháo biển quảng cáo lấn vỉa hè
- Hiện trường vụ ô tô đâm điên loạn, người bị thương la liệt vỉa hè ở HN
- Những phát ngôn “sốc” của Chủ tịch Chung về đòi lại vỉa hè
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua