Ngưỡng mộ nghị lực sống phi thường của cô bé “chim cánh cụt”
Cô bé "chim cánh cụt" Hoài Thương được nhiều người yêu mến.
Vốn được gọi thân thiện với cái tên cô bé “chim cánh cụt” bởi ngay từ khi mới sinh Nguyễn Hoài Thương (7 tuổi, ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP HCM) đã không có chân tay như những người bạn của em do bị di chứng của chất độc da cam.
Em là con gái thứ hai của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi và chị Trần Thị Cẩm Giang. Giây phút “chim cánh cụt” chào đời cũng là lúc chị Giang gào khóc và nghĩ đến chuyện quyên sinh cùng với đứa con gái bất hạnh.
Nhà nghèo, riêng việc nuôi đứa chị đi học đã quá chật vật, nghĩ tới cảnh chăm sóc đứa con thơ dại bị thiệt thòi, vợ chồng anh Lợi không cầm được nước mắt. Chị Giang phải nghỉ luôn ở nhà trông con nhưng rồi cực chẳng đã chị phải bồng bế con gái đi khắp nơi bán vé số.
Hoài Thương thích thú với cánh tay giả.
Thế nhưng, nghèo mặc nghèo, tuần nào chị Giang cũng ôm con lên xe buýt vượt mấy chục cây số đi tập vật lý trị liệu ở quận 3.
Bao công khó của hai mẹ con đã giúp Thương có thể cầm bút viết như các bạn bình thường.
Bốn tuổi, em đã tự làm được tất cả mọi việc: từ ăn uống, đánh răng, thay quần áo, soạn sách vở, đồ dùng.
Vợ chồng anh Lợi chế một cái bàn gỗ bốn bánh để em trượt qua trượt lại trong nhà trên sàn gạch bông. Đi đâu mẹ cũng mang theo để khi xuống xe Thương có thể tự trượt được. Bên cạnh đó, ngày nào Thương cũng phải tập luyện theo thời biểu rất nghiêm ngặt của mẹ: sáng đi học, chiều tập đi từ 14h đến 16h30, tối học bài.
Cô bé "chim cánh cụt" lúc nào cũng tranh ngồi đầu nồi xới cơm cho cha mẹ.
Năm nay Thương cũng vào lớp 2 như các bạn và được chế một cái tay giả có đục lỗ tròn để đặt vừa cây viết. Những ngày đầu tiên của lớp 2 là những ngày cô bé vất vả viết những bài chính tả, làm những phép tính đầu tiên bằng cánh tay giả. Cô giáo bảo Thương tiếp thu tốt nhưng vì viết khó khăn nên thường chậm hơn các bạn. Vì vậy Thương phải nỗ lực nhiều hơn.
Kỳ nghỉ hè vừa rồi, Hội Nạn nhân chất độc da cam hỗ trợ chi phí lắp chân nên hai mẹ con tha nhau ra tận Hà Nội để tìm chỗ đúc chân giả và tập cho Thương bước đi. Thương thích đi lắm và rất chăm chỉ tập luyện nhưng vẫn không khỏi nhăn nhó vì đau đớn khi mẹ gắn đôi chân giả.
Cuộc sống khó khăn nhưng Thương và các thành viên trong gia đình luôn cố gắng, yêu thương nhau. Chính vì thế mà ngay từ lần đầu gặp Thương, ai cũng có cái nhìn thiện cảm dành cho cô bé.
Cô bé “chim cánh cụt” luôn nỗ lực từng bước trong cuộc sống và đã phần nào giành được thành công bởi bên cạnh em luôn có tình yêu thương lớn lao của cha mẹ và chị gái.
Ảnh: Tuổi Trẻ
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]Zfs3PkNqLE[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua