Nguyên tắc để "trị" trẻ mẫu giáo “cứng đầu”
Mỗi lần chỉ đưa ra một yêu cầu
Hãy nhớ rằng trẻ 3-4 tuổi chưa thể tư duy và phản ứng với những mệnh lệnh nhanh như tốc độ của người lớn. con có cảm giác về thời gian hơi khác và thường không ý thức được rằng việc gì đó phải thực hiện nhanh chóng là như thế nào. Những gì đối với bố mẹ từ lâu đã là thói quen, đói với con thơ là nghĩa vụ mệt mỏi. Vì thế đừng bao giờ bất chợt đổ xuống đầu con bằng những mệnh lệnh như: “Dọn mâm bát, rửa tay và ngồi vào bàn ăn”. Mệnh lệnh nên dứt khoát, chỉ có một và nội dung đơn giản, ngắn gọn.
Không ngắt quãng
Khi đang làm gì đó, trẻ thường rất say mê. Trước khi yêu cầu trẻ làm việc gì, hãy quan sát xem liệu việc con đang làm có quan trọng với con, liệu con có đang bị cuốn hút vì chuyện gì. Nếu bố mẹ không ngắt quãng công việc quan trọng với con – phản xạ tương tác tự nhiên sẽ xui khiến con sẵn sàng tôn trọng những gì bố mẹ đang làm.
Thực sự tin con, nói đi đôi với làm, đừng tiền hậu bất nhất
Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu những mệnh lệnh của bố mẹ có cơ sở và thực sự tin con làm được. Bởi nếu yêu cầu con làm gì đó nhưng sau bố mẹ lại tự làm thì bạn đã vô tình dạy trẻ rằng: “hóa ra bố mẹ chỉ nói cho vui”. Khi bạn “hồn nhiên” không thực hiện lời hứa với con thì bạn đã dạy con kỹ năng nói dối và không tin lời bố mẹ.
Không quên lý do
Trước khi thực hiện mệnh lệnh, trẻ lớn tuổi một chút thích biết rõ tại sao bố mẹ đòi hỏi con làm việc đó. Vậy nên muốn có hiệu quả, hãy cho con biết lý do hợp lý, dù không cần giải thích dài dòng. Nhất thiết không nên áp đặt kiểu: “con phải làm việc này vì bố mẹ muốn vậy”. Điều này sẽ khiến trẻ phản ứng bằng cách nổi loạn, chống đối.
Không vội vàng
Đôi khi chúng ta quên rằng trẻ chỉ có thể thực hành nhanh nhưng việc mang lại cảm giác thích thú và quan tâm. Vì vậy đôi khi hãy châm trước thực tế, trẻ không biết vội vã. Không phải vì con không vâng lời bố mje hoặc “cứng đầu” mà bởi vội vã trái với bản ngã của con thơ.
Nhìn vào mắt con
Mỗi khi yêu cầu con việc gì đó, hãy bình tâm giây lát, làm động tác “ừ hứ” rồi nhìn thẳng vào mắt con và nói. Điều này sẽ cho phép ta kiểm tra liệu con có nghe lời và có hiểu ý muốn của bố mẹ.
Hãy cộng tác
Nếu trẻ 4 tuổi được trao một chậu cây cảnh và đó là “tài sản” của con thì trẻ sẽ vui vẻ thực hiện nghĩa vụ tưới cây hàng ngày so với việc phải chăm sóc tất cả chậu cây trong nhà. Thay vì đòi hỏi con gái 5 tuổi thu dọn đống đồ chơi bừa bãi, hãy hỏi con: “Con nghĩ sao, liệu chúng ta có thể dọn dẹp để gấu misa tội nghiệp không phải nằm trên sàn và có thể bị ai đó vô tình giẫm lên?”.
Nghệ thuật lắng nghe
Lắng nghe con trẻ đòi hỏi chúng ta nỗ lực lớn, nhưng cũng là chứng cứ khẳng định sự tôn trọng của bố mẹ dành cho con. Cảm thấy được tôn trọng, trẻ sẽ tạo dựng được cảm giác giá trị của bản thân, cũng giúp tạo dựng sợi dây kết nối trong gia đình.
Duy Minh (Rodzina)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua