Nhà gái đòi hỏi quá nhiều sính lễ, chú rể nhảy lầu tự tử
Chàng trai Tiểu Lôi quê ở Lục Khâu, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Anh và Lan Lan quen nhau hồi tháng 10/2014 và đính hôn sau đó 3 tháng. Để chuẩn bị sính lễ ăn hỏi, Tiểu Lôi phải chi hơn 13.000 tệ (khoảng 500 triệu đồng), trong đó bao gồm điện thoại iPhone, vòng vàng lắc bạc và nhiều tiền mặt.
Cặp đôi đã quyết định chọn ngày cưới vào 16/2/2015. Tuy nhiên, niềm vui thành nỗi buồn khi ngày 31/1, mọi người bất ngờ tìm thấy xác của Tiểu Lôi phía dưới tòa nhà anh làm việc ở Thượng Hải. Anh chàng đã nhảy lầu tự sát.
Cha mẹ Tiểu Lôi bàng hoàng cho biết, do không chịu nổi áp lực từ số tiền thách cưới của nhà gái nên chàng trai đã hành động dại dột. Lương tháng làm công của anh không nhiều, gần như tất cả số tiền sính lễ đó đều do vợ chồng ông bỏ ra.
Sau đó, bố mẹ Tiểu Lôi đã đâm đơn kiện con dâu ‘hụt’ cùng gia đình ra tòa, đồng thời yêu cầu nhà gái hoàn trả lại tiền thách cưới.
Cuối cùng, tòa án đã phán quyết nhà gái phải hoàn trả lại toàn bộ tiền mặt nhưng sính lễ thì không cần.
Bi kịch tình yêu này đã khiến cư dân mạng Trung Quốc bàn tán xôn xao. Đa số mọi người đều chỉ trích nhà gái đã lợi dụng truyền thống để trục lợi, đục khoét, phá hỏng tình yêu của đôi trai gái.
“Đòi hỏi sính lễ nhiều như vậy khác nào như bán con gái đi”, một cư dân mạng bức xúc nói.
Cũng có một số người chỉ trích chàng trai là nhút nhát và bất hiếu: “Tôi thấy thương cho bố mẹ của chàng trai, họ đã già cả mà con trai lại tự tử. Ai sẽ chăm lo cho họ trong quãng đời sau này? Chàng trai là một người con hèn nhát và bất hiếu”.
Theo tin tức từ Chinanews, lễ vật hỏi cưới vốn mang ý nghĩa truyền thống trong văn hóa Trung Quốc. Lễ vật gồm những chi phí khi tổ chức hôn lễ, mua sắm vật dụng trong gia đình, nhà cửa mới của nhà trai. Dù từ những năm 1980, phong tục thách cưới cao ở nước này đã bắt đầu mờ nhạt nhưng thực tế tư tưởng cần có lễ vật cưới vẫn còn trong nhiều bậc phụ huynh ở Trung Quốc.
Tại các vùng nông thôn ở Trung Quốc, nhiều thanh niên còn lâm vào tình cảnh “tán gia bại sản” chỉ vì cưới vợ.
Vì lễ vật cưới quá nặng gánh với nhiều gia đình, nên đã có không ít bị kịch xảy ra. Cách đây vài năm, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, một chàng trai họ Tôn đã lấy cắp 50.000 NDT để có tiền trang trải cho lễ cưới sắp tổ chức và hậu quả của lệ thách cưới đã khiến hạnh phúc của đôi trẻ cũng như tương lai của thanh niên này kết thúc trong nhà tù.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]l9tkuR6nlm[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua