Nhà giáo Nguyễn Sum lọt vào danh sách 100 nhà khoa học châu Á năm 2018
PGS.TS. Nguyễn Sum - giảng viên khoa Toán (Trường ÐH Quy Nhơn) là người vinh dự nhận được Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017, với công trình “On the Peterson hit problem”. Ðây là một trong 2 giải thưởng danh giá nhất dành cho nghiên cứu khoa học cơ bản.
Công trình mà PGS.TS. Nguyễn Sum đi sâu nghiên cứu và đoạt giải là “Bài toán hit của Peterson”- một bài toán mở rất nổi tiếng và rất khó trong chuyên ngành Tôpô Đại số của Toán học, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà toán học quốc tế và trong nước, nhưng mãi vẫn chưa được giải trọn vẹn.
Đại ý, công trình nghiên cứu này đã giải được bài toán “hit” do nhà toán học người Mỹ - Frank Peterson (Học viện Kỹ thuật Massachussets) đề xuất năm 1986.
Đây là bài toán rất quan trọng, và là một trong những bài toán trung tâm chuyên ngành Tôpô Đại số. Năm 1990, thế giới mới biết đến kết quả cụ thể được công bố trong luận án tiến sĩ của Masaki Kameko (ĐH Toyama, Nhật Bản) về bài toán “hit” cho đại số đa thức 3 biến, được bảo vệ vào năm 1990.
Trong luận án này, Kameko đã đưa ra một giả thuyết về cận trên đúng về số lượng phần tử sinh của đại số đa thức xem như modul trên đại số Steenrod trong trường hợp tổng quát. 18 năm sau, PGS.TS. Nguyễn Sum đã chứng minh giả thuyết của Kameko là sai, kết quả này được công bố trong một bài báo trên tạp chí Advances in Mathematics năm 2010.
Nguyễn Sum tiếp cận và nghiên cứu bài toán “hit” của Peterson vào đầu năm 2005 với việc nghiên cứu và tính toán đối với đại số đa thức 4 biến bằng cách dùng phương pháp và các kết quả trong luận án của Kamiko. Đến cuối năm 2007, ông giải quyết trọn vẹn bài toán trong trường hợp đại số đa thức 4 biến, với các tính toán, kết quả chi tiết được trình bày trong bản thảo dài 240 trang.
Cuối năm 2011, trên cơ sở của các hiểu biết mới do phủ định giả thuyết của Kameko đem lại, ông đã thiết lập một công thức truy toán về số phần tử sinh của đại số đa thức xem như modul trên đại số Steenrod theo số biến của đại số đa thức đó, sử dụng công thức này trình bày các kết quả chi tiết từ dung lượng 240 trang về dạng các cấu trúc chỉ còn không quá 20 trang trong công bố chính thức 58 trang.
Cùng với PGS.TS. Nguyễn Sum - giảng viên khoa Toán (Trường ÐH Quy Nhơn), GS.TS Phan Thanh Sơn Nam – Trường ĐH Bách khoa (ĐH quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cũng có tên trong danh sách 100 nhà khoa học châu Á năm 2018. Phan Thanh Sơn Nam là một trong hai nhà khoa học đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017, với công trình nghiên cứu về các chất xúc tác phân tử trong chuyển hóa hữu cơ.
Theo Giáo dục Thời đại
Bỏ đề xuất tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS
- Điều xảy ra khi mẹ không dạy con trai làm việc nhà giống như con gái
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua