Dòng sự kiện:

Nhận ra bất ổn và dạy con đối phó nỗi sợ hãi

18:02 21/07/2015
Trẻ em chưa thể phân biệt được đâu là mối đe dọa thực sự cho bản thân và bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ và những người khác để đối phó với nỗi sợ hãi của mình.

Tin liên quan

  • Dạy trẻ "kỹ năng độc lập" từ 3 tuổi
  • "Cấp tốc" những kỹ năng cha mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ ngày hè
  • Câu chuyện 3 thiếu nữ bị lừa bán làm mại dâm và bài học kỹ năng sống
  • “Qua vụ thảm sát ở Bình Phước, càng phải dạy cho trẻ kỹ năng sống”
  • Cha mẹ cần trang bị cho con kỹ năng gì trước 7 tuổi?
[mecloud]mMnd6MG1AI[/mecloud]
Hàng ngày, trong thế giới của bé có rất nhiều nỗi sợ lớn nhỏ khác nhau. Điều này không có nghĩa là bé thiếu can đảm. Thật ra, lo sợ cũng có mặt tích cực của nó. Ví dụ như sợ đứt tay bé sẽ không lại gần dao sắc và sẽ an toàn hơn; sợ lửa bé sẽ không đến quá gần lò sưởi và không bị bỏng; sợ điểm kém bé sẽ chăm học hơn… Sự sợ hãi đôi khi còn giúp rèn giũa, làm bén nhạy thêm cảm giác và giúp bé “đối phó” với sự vật tốt hơn.
Tuy vậy, với một vài bé, cảm giác sợ hãi, lo lắng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Một số khác thì chỉ sợ khi ra khỏi nhà hay đến những nơi lạ. Một số trẻ còn có những nỗi ám ảnh đặc biệt như: sợ độ cao, sợ những thứ có lông tơ, sợ tơ nhện…

Khi một đứa trẻ đang lo lắng, sợ hãi có thể sẽ kéo theo một vài cảm giác khác như: ngực đau thắt, đau bụng, choáng váng hay linh cảm xấu về điều gì đó sẽ xảy ra. Một đứa trẻ đang lo lắng sẽ rất cần được an ủi, xoa dịp những cảm giác tồi tệ đang diễn ra.

Một số dấu hiệu cho thấy con bạn đang sợ hãi:

  • Không còn hứng thú với những hoạt động mà bình thường con có quan tâm
  • Thay đổi thói quen ngủ hoặc ăn uống
  • Rơm rớm nước mắt
  • Quay lại một số thói quen cũ khi con nhỏ hơn, như đái dầm, mút tay hoặc không chịu chia sẻ với bạn bè
  • Không muốn rời khỏi bố mẹ


Xoa dịu nỗi lo sợ của bé

Hãy cố gắng lắng nghe trẻ, hiểu những điều bé sợ hãi, lo lắng thay vì cho đó là điều “tầm phào” của trẻ con. Nếu bé sợ hãi quá nhiều thứ và mật độ quá thường xuyên cũng là lúc bạn nên cho bé đi gặp bác sĩ tâm lý trẻ em.

Mỗi khi bạn đang lo lắng, đừng để con cảm nhận được điều đó. Hãy nhớ rằng trẻ em thường vô thức nhận thấy tín hiệu từ cách hành xử của những người lớn xung quanh. Ngay cả khi bạn cố gắng để bảo vệ con khỏi nỗi sợ hãi của bản thân, bé vẫn có thể cảm giác được sự sợ hãi từ bạn hoặc người khác.

Hãy cho con thật nhiều cơ hội để đặt câu hỏi và bộc lộ cảm xúc. Đôi khi bạn có thể nói về cách hành xử của những đứa trẻ khác để bắt đầu cuộc nói chuyện với con.

Dạy bé đối mặt với nỗi sợ hãi

Nếu bé sợ bóng tối, bạn hãy cùng bé ngồi trong bóng tối và giải thích rằng sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra. Hoặc dạy bé biết tẩu thoát nếu như tình huống đối mặt thật sự nguy hiểm.

Để con dũng cảm hơn, hãy cho bé ngủ 1 mình ngay từ khi còn nhỏ, cho bé làm quen với bóng tối hay đơn giản là cho bé xem những phim hoạt hình có những con vật hung dữ… Có thể lúc đầu bé sợ hãi nhưng bạn hãy phân tích cho bé hiểu những việc đó là rất bình thường, bé phải bản lĩnh, mạnh mẽ lên và không việc gì phải sợ. Dần dần bạn sẽ thấy con mình trở nên gan dạ, dũng cảm hơn rất nhiều đấy.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Video đang được quan tâm:

[mecloud]ts69yXahyH[/mecloud]