Nhiều thí sinh mắc sai sót khi thay đổi nguyện vọng đại học
Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng trực tuyến từ ngày 15/7 đến 21/7 và thay đổi bằng phiếu từ ngày 15/7 đến 23/7.
Thí sinh thay đổi trong phạm vi số lượng nguyện vọng đã đăng ký có thể thực hiện trực tiếp bằng tài khoản cá nhân qua điện thoại, máy tính, không cần đến điểm tiếp nhận hồ sơ.
Những em muốn thay đổi nguyện vọng theo chiều hướng tăng số lượng (ví dụ tăng từ 5 lên 7 nguyện vọng), sẽ trực tiếp đến điểm tiếp nhận hồ sơ, điền thông tin, nộp cho cán bộ.
Theo ghi nhận của phóng viên, việc thay đổi nguyện vọng bằng hinh thức online còn gặp nhiều lúng túng, dẫn đến sai sót.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Tiến Tuấn.
Đăng ký sai nguyện vọng có thể ảnh hưởng cả tương lai
Nguyễn Văn Nam (Hải Phòng) cho biết sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, Nam nhận thấy sự chênh lệch giữa điểm thi thật và điểm dự kiến nên đã quyết định thay đổi nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến.
Tuy nhiên, trong quá trình thao tác, do không để ý, Nam đã đăng ký nhầm nguyện vọng một thành nguyện vọng 2. Hiện tại, hệ thống của Bộ GD&ĐT đã khóa, không cho thí sinh thay đổi nguyện vọng lần thứ hai.
“Vì đăng ký nhầm nên nguyện vọng một của em hiện tại không thể đủ điểm đỗ còn nguyện vọng 2 sẽ tuyển ít chỉ tiêu nên cũng rất khó khăn. 'Sai một ly, đi một dặm' em giờ chỉ biết trông mong vào các nguyện vọng sau như 3, 4, 5”, Nam nói.
Lê Hân (Hà Nội) thông tin trong quá trình điều chỉnh nguyện vọng lần thứ nhất, do mạng kém, hệ thống không cập nhật. Học sinh này thao tác lần thứ hai đã bị nhầm lẫn nguyện vọng. Điều này này khiến nữ sinh "mất ăn, mất ngủ" vì nhầm nguyện vọng có thể ảnh hưởng tương lai.
Gửi thư điện tử về tòa soạn Zing.vn, nhiều thí sinh gửi băn khoăn vì không rõ cách thức, quy trình thay đổi nguyện vọng: “Em thay đổi nguyện vọng có cần nộp hồ sơ vào trường đã đăng ký không?”, “Em thay đổi nguyện vọng online có phải lên trường làm lại thủ tục, giấy tờ không?”.
Từ những sai sót trên, Sở GD&ĐT Đắk Nông, cho biết sở đã ra thông báo chỉ đạo các trường phổ thông về việc khuyến khích thí sinh không nên tự điều chỉnh nguyện vọng tại nhà. Thay vào đó, dù điều chỉnh trực tuyến, thí sinh cũng nên đến trường để được tư vấn, hướng dẫn.
Có thể kiến nghị cho thí sinh sửa lại nguyện vọng
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí - Công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh, cho hay đến ngày 18/7, khoảng 1.500 thí sinh tỉnh này điều chỉnh nguyện vọng. Theo ông Tài, nhiều thí sinh chủ quan, nhầm lẫn dẫn đến sai sót đáng tiếc.
“Rất nhiều thí sinh đang nhầm lẫn giữa điểm sàn xét tuyển hồ sơ mà các trường công bố với điểm chuẩn. Có em nhìn điểm sàn trường công bố tưởng mình đã đậu, vậy là vô tư đăng ký nguyện vọng. Nhiều thí sinh chủ quan tưởng mình điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng phiếu và một lần trực tuyến, nhưng thực chất các em chỉ được điều chỉnh một lần duy nhất”, ông Tài thông tin.
Ngoài ra, một số em tự ý điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến tại nhà, thao tác sai dẫn đến thiếu nguyện vọng hoặc thứ tự nguyện vọng không như ý muốn. Ông Tài cho biết đã có trường hợp khiếu nại, nhờ giúp đỡ nhưng nguyên tắc các em không được quyền sửa chữa.
Ông Phan Minh Anh Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ thông tin - Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Đà Nẵng, cho biết thành phố này chưa ghi nhận trường hợp sai sót trong khâu điều chỉnh nguyện vọng. Nếu có sai sót và phần thiệt thuộc về thí sinh, sở GD&ĐT sẽ kiến nghị Bộ GD&ĐT cho các em này được sửa lại. Bởi vì, thầy cô thao tác còn sai huống hồ là học sinh và nếu là lỗi phần mềm thì lại càng nên tạo điều kiện cho các em.
Nếu cho thay đổi nguyện vọng nhiều lần sẽ gây ‘loạn’
PGS.TS Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, khẳng định: Quy chế chỉ cho phép thí sinh được điều chỉnh một lần, nếu cho phép thí sinh thay đổi lần nữa sẽ gây “loạn”.
Theo PGS.TS Trần Văn Nghĩa, việc thay đổi nguyện vọng nhiều lần sẽ gây "loạn". Ảnh: Quyên Quyên.
Ông Nghĩa dẫn chứng việc cho thí sinh thoải mái đổi nguyện vọng năm 2015 dẫn đến rối loạn khiến Bộ GD&ĐT phải có những điều chỉnh cho hợp lý hơn ở các năm tiếp theo. Vì vậy, năm 2017, quy chế chỉ cho thí sinh điều chỉnh một lần để tránh lặp đi lặp lại tình trạng cũ.
Cũng theo ông Nghĩa, cách điều chỉnh nguyện vọng năm 2017 đã dễ dàng, thoải mái, tạo điều kiện cho thí sinh.
“Học sinh ngồi ở nhà cũng có thể tính toán, xem xét kỹ càng rồi mới điều chỉnh nguyện vọng. Thí sinh cũng đã được thử nghiệm lần một rồi nên biết cách làm. Số nguyện vọng cũng cho thoải mái nên làm sao mà đăng ký trật được”, PGS.TS Trần Văn Nghĩa phân tích.
Trước đó, Bộ GD&ĐT tuyên truyền kỹ cho thí sinh trong việc điều chỉnh nguyện vọng. Phần mềm của Bộ GD&ĐT cũng có cảnh báo và cung cấp thông tin trên màn hình đầy đủ các nguyện vọng đã nhập để thí sinh tiện theo dõi.
Cụ thể, khi đăng ký trực tuyến, phần mềm có hỗ trợ giúp thí sinh không bị lỗi về mã ngành, mã tổ hợp. Trước khi nhấn nút xác nhận, phần mềm tiếp tục cảnh báo và cung cấp thông tin trên màn hình đầy đủ các nguyện vọng đã nhập để thí sinh rà soát.
Trao đổi với Zing.vn sáng 18/7, bà Nguyễn Thi Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ giáo dục Đào tạo, Bộ GD&ĐT, cho biết đến sáng 18/7, tỷ lệ thí sinh thay đổi nguyện vọng là gần 30%. Bà Phụng thông tin thí sinh lúng túng trong việc thay đổi nguyện vọng nên xem những câu hỏi Bộ GD&ĐT đã trả lời trong tài liệu hỏi - đáp. Ở đây, những thắc mắc về điều chỉnh nguyện vọng đã được hướng dẫn qua tài liệu và clip rất cụ thể. Ngoài ra, cách thức xét tuyển của từng trường đã được công khai trong các đề án tuyển sinh. Tất cả thông tin này đều có trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Thí sinh nên vào trang thituyensinh.vn để tham khảo các thông tin cơ bản này để thực hiện đúng. Sĩ tử cũng có thể điện thoại hoặc gửi email đến các địa chỉ tư vấn hỗ trợ thí sinh của các trường hoặc của Bộ GD&ĐT để tham khảo. Bà Phụng lý giải việc chỉ cho thí sinh điều chỉnh một lần để tránh trường hợp thí sinh chưa suy nghĩ kỹ đã điều chỉnh, đăng nhập nhiều lần có thể xảy ra chậm mạng, nghẽn mạng ở từng thời điểm, gây ảnh hưởng thí sinh khác. Phần mềm thay đổi nguyện vọng đã thiết kế câu hỏi để thí sinh chắc chắn mới bấm nút chốt thay đổi nên không thể gây nhầm lẫn. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hôm nay, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học
- Công khai điểm thi ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh
- Thí sinh Quảng Nam đạt điểm 10 môn Văn THPT quốc gia
- Giám thị kể tình huống phát hiện thí sinh đặt tai nghe siêu nhỏ để gian lận
- Thí sinh phải bỏ hai môn thi THPT quốc gia 2017 vì ngộ độc thức ăn
- Huế: 3 năm thi không đậu, thí sinh 46 tuổi vẫn quyết tâm vượt 'vũ môn'
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua