Nhốt con trong nhà - Kỳ nghỉ hè ám ảnh của phụ huynh nghèo và con trẻ Hà Nội
Theo tìm hiểu của PV, những gia đình nào ở Hà Nội dám cho con về quê, không tham gia học hè… là một “cuộc cách mạng lớn”. Phần nhiều phụ huynh học sinh vẫn có tâm lý nhồi nhét con học hành như “nhồi thức ăn cho gà” ngay trong dịp hè. Nhiều trẻ bị động và áp lực tột độ ngay trong chính kỳ nghỉ mà lẽ ra đó phải là… thiên đường.
Không chỉ bắt con chỉ ăn và học, không ít phụ huynh vì bận rộn với công việc mà “nhốt” con một mình ở nhà. Đây có lẽ là những kỳ nghỉ hè ám ảnh suốt đời con trẻ Hà Nội.
Chị Phạm Thùy Vinh (Nghĩa Đô, Hà Nội) buồn rầu kể, do bận rộn đi làm, quê xa không về được, ông bà nội ở quê thì sức khỏe yếu không chăm được trẻ, vợ chồng chị buộc phải nhốt con trong nhà, 2 đứa trẻ tự chơi với nhau.
Nhiều vợ chồng trẻ buộc phải nhốt con trong nhà, 2 đứa trẻ tự chơi với nhau. Ảnh minh họa.
Để con ngoan ngoãn chơi trong nhà, chị Vinh mở ti vi sẵn, bày đồ ăn thức uống và đồ chơi cho con làm gì tùy thích. Bên cạnh đó, chị Vinh cũng gửi gắm bác hàng xóm cạnh nhà thỉnh thoảng sang nhà chị ngó hộ.
Chị Vinh ngậm ngùi tâm sự: “Vợ chồng mình làm công nhân, thu nhập cũng eo hẹp nên không có tiền thuê ô sin. Thực lòng, để hai con tự chơi với nhau cũng vì cực chẳng đã. Nhìn thấy con, mình lại nghĩ tới cảnh của mình hồi bé".
Chị Vinh cũng kể, trước đây khi chị còn con nít, kỳ nghỉ hè chưa nhà ai có điều kiện thuê ô sin. Ông bà thì ở quê xa thành ra bố mẹ toàn để chị ở nhà tự quản và nhờ hàng xóm ngó nghiêng giúp.
"Tuy nhiên mình suốt ngày khóa cửa đi chơi đen sì, gầy sọp và toàn mải chơi quên giờ về nên cuối cùng bị nhốt trong nhà. Bị nhốt trong nhà, bố mẹ cũng không yên tâm. Mùa hè là mùa ong làm tổ, ngày xưa trong nhà mình cũng có một tổ ong vàng to đùng nên sợ anh em mình nghịch ngợm.
Giờ vợ chồng mình đi làm, nhốt con ở nhà cũng không yên tâm chút nào. Nói thật vợ chồng mình chỉ sợ con nghịch đồ điện hoặc các vật dụng không an toàn thì ân hận lắm. Nhưng hoàn cảnh là vậy, biết phải làm sao?”, bà mẹ này than thở.
Cùng chung tâm lý với chị Vinh, nhiều bậc phụ huynh Hà Nội cũng "kêu như vạc" bởi cho con đi trung tâm vui chơi thì đắt đỏ, bố mẹ thì không thể nghỉ việc để chơi và theo sát con. Chỉ còn cách khóa cửa để con chơi trong nhà. Muốn con có tuổi thơ bằng bạn bằng bè nhưng kinh tế khó khăn nên đành chịu.
Chị Lê Hồng Hải (đường Giải Phóng, Hà Nội) cho hay, hè đến cũng là lúc nhà chị đau đầu tìm chỗ gửi con. Năm ngoái vợ chồng chị gửi con về quê với ông bà ngoại. Nhưng năm nay, ông bà vào Nam chơi với họ hàng. Điều này đồng nghĩa với việc chị Hải bất đắc dĩ phải “nhốt” con ở nhà cả ngày vì không có chỗ gửi.
“Những ngày đi làm thì khóa cửa để con tự chơi trong nhà, giờ nghỉ trưa tranh thủ về xem con ăn uống và thúc giục con ngủ nghỉ. Có hôm con ở nhà chán quá, thấy mẹ về ăn trưa cứ nằng nặc đòi mẹ ở nhà chơi cùng, tôi đành phải đưa con lên cơ quan”, chị Hải nói.
Chị Hải bảo, ngày nào đi làm về cũng nghe con kêu chán vì phải ở nhà một mình, chị xót lắm. Chị cũng muốn tìm chỗ vui chơi cho con, nhưng giá cả đắt đỏ quá nên thôi. Với lại ngày nắng nực, chị cũng phải đi làm nên nhốt con trong nhà là biện pháp hay nhất.
Những ngày đi làm thì khóa cửa để con tự chơi trong nhà, giờ nghỉ trưa tranh thủ về xem con ăn uống và thúc giục con ngủ nghỉ. Ảnh minh họa
“Muốn cho con đi trung tâm vui chơi mà đắt đỏ quá, toàn tiền triệu cả, lương hai vợ chồng chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt, còn phải tiết kiệm để chuẩn bị cho đứa con lớn vào cấp 2. Cũng muốn con có tuổi thơ được vui chơi bằng bạn bằng bè nhưng không có tiền thì đành chịu”, chị Hải chia sẻ thêm.
Cả ngày “nhốt” con ở nhà nên tối về chị thường đưa con ra hồ Kim Đồng để hóng mát và xem mọi người tập erobic. “Được ra chỗ đông người là con bé thích lắm, tối nào ăn cơm xong cũng đòi mẹ đưa ra chơi”, chị nói thêm.
Để con ở nhà, nhưng không ngày nào đi làm là chị thấy yên tâm. Có hôm đi làm về thấy con thở ngắn than dài rằng: “Bác hàng xóm bảo con rằng, bố mẹ mày chỉ mải kiếm tiền, con cái thì cứ như giam lỏng trong tù”.
Không dừng lại ở đó, cô con gái con gặng hỏi chị Hải: “Giam lỏng trong tù là gì hả mẹ?”. Câu hỏi ngây ngô cửa bé như lưỡi dao sắc lẹm cứa vào lòng chị. Chị Hải chỉ biết ôm con vào lòng, mắt nhòe lệ. Vì sống ở thành phố, nhà lại nghèo, quê xa nên chị không thể bù đắp cho con 1 kỳ nghỉ hè đúng nghĩa.
- Mùa nghỉ hè cũng là mùa... gameshow nhí?
- Nghỉ hè, mẹ lo con thành... "thánh ngủ"
- Nghỉ hè nên cho con làm những gì?
- Niềm vui và mồ hôi của "những trẻ em không nghỉ hè"
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua