Dòng sự kiện:

Những câu chuyện lạnh sương sống về nghề bốc mộ

15:21 28/09/2015
“Mình xem nhiều, đọc nhiều về thi thể nhưng lần đầu chạm vào nó tôi thấy lạnh sống lưng. Đặc biệt là lúc chui xuống huyệt bới một mình...", ông Nậm kể lại.

[mecloud]jxvUOG4QEa[/mecloud]

Lão Nậm bắt ma và 50 năm làm bạn với thi thể

Người đàn ông được mệnh danh là người cõi âm ấy là ông Nguyễn Văn Nậm (SN 1949, trú tại xóm 6 thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, Huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định). Bạn bè thường gọi ông với tên thân mật là Nậm “cú mèo” hay lão Nậm “ma”.

Chia sẻ với PV báo Người đưa tin, ông Nậm tự nhận, từ thủa còn chăn trâu cắt cỏ cùng đám bạn trong thôn, ông thấy mình đã tỏ ra khác lạ, dị thường. Bởi mỗi khi có đám cải táng bốc mộ, hay có người tử vong đang được bó xác là ông chạy đến chăm chú xem.

“Để kiểm chứng trí nhớ và rèn luyện khả năng, hồi đó tôi vào bệnh viện ở địa phương xin cho kì được một sơ đồ bộ xương và tuần hoàn trong cơ thể về để tìm hiểu cho kỳ”, ông Nậm kể.

Sau khi nghiên cứu lý thuyết kỹ càng, ông bắt đầu hành nghề bằng việc đi bốc mộ, bó thi thể miễn phí cho các trong thôn trong xã. Lúc đó ông mới 17 tuổi.

Nhớ lại những lần đầu hành nghề, ông Nậm tâm huyết kể: “Những lần đầu tôi không hề lấy tiền công, mà chỉ nhận ăn với người nhà một bữa ăn, uống một chai rượu. Lúc đó mình chỉ quan niệm là làm phúc cho người đã khuất”.

Những câu chuyện lạnh sương sống về nghề bốc mộ. Ảnh minh họa

Cảm giác lần đầu tiếp xúc với cõi âm ông không giấu nổi cảm giác sợ hãi: “Mình xem nhiều, đọc nhiều về người tử vong nhưng lần đầu chạm vào nó tôi thấy lạnh sống lưng. Đặc biệt là lúc chui xuống huyệt bới một mình. Khi đã đưa thi thể lên rồi thì lại run vì không biết có làm đúng không, có bốc thiếu cái xương nào không. Hồi đó mỗi lần làm là mồ hôi tôi ướt đầm hai áo. Bởi nếu mình sắp sai hoặc thiếu thì khó ăn nói với chính bản thân mình và người đã khuất lắm”.

Sau những lần như thế, dần thành quen và nó trở thành cái nghiệp gắn bó với ông gần 50 năm nay. 

Người phụ nữ hơn 30 năm sống bằng nghề bốc mộ

Bà Hoàng Thị Năm (SN 1946), trú tại xóm 6, xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An được người dân nơi đây quen gọi bà với cái tên: "Năm bốc mộ".

Trên báo Infonet, bà năm cho biết, 8 tuổi, bà kết duyên với ông Hồ Sự Mạo, hai người sinh hạ được 4 đứa con. Ông Mạo cũng không biết chữ, sau nhiều lần đi bốc mộ cho người thân, ông được một số người nhờ bốc mộ thuê, dần dần chẳng biết từ khi nào ông theo luôn cái nghề “có một không hai” đó để kiếm miếng ăn cho gia đình.

[mecloud]ed5TZQ1o5a[/mecloud]

Từ khi chồng hành nghề ... đục phá quan tài, gia đình bà cũng có đồng tiền đong gạo, mua con mắm. Sau khi sinh đứa con đầu, bà Năm không có việc gì làm, thấy nghề chồng đang làm cũng đủ sống, bà theo luôn phụ giúp ông mỗi khi cần. Cơ duyên đã đưa bà đến với nghề bốc mộ thuê từ đó.

"Lúc đầu tôi chỉ đảm nhiệm việc đào đất thôi, còn lấy xương và những việc nặng là do chồng tôi làm. Ấy vậy mà hôm đầu tiên về nhà tôi cảm thấy sợ hãi, nghĩ rằng mình không thể theo được nghề nữa. Nhưng sau mấy lần làm cũng quen dần, giờ thì hết sợ rồi", bà Năm kể về những ngày đầu mới vào nghề.

Và cứ như thế, hơn 30 năm nay bà vẫn gắn bó với nghề. Năm 2001, ông Mạo ra đi đột ngột sau một cơn bạo bệnh, bà trở thành "truyền nhân" duy nhất của người chồng quá cố. Bà vẫn bám lấy cái nghề mà người đời mỗi khi nhắc đến đều kinh hãi, khiếp sợ.
Trong hơn 30 năm gắn bó với nghề, đã không ít lần bà cảm thấy lạnh gáy, rợn người khi gặp những sự cố mà nếu như người yếu bóng vía thì dễ ngất ngay tại chỗ. Bà cho rằng, có vô số nghề làm ban đêm, nhưng nghề ... đục phá quan tài thực sự là nghề đáng sợ.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]NmyKCRmVVl[/mecloud]