Những câu chuyện “rơi nước mắt” trong mùa thi THPT quốc gia 2017
9X “trắng đêm” chữa cháy, sáng vội vã đi thi
"- Mai em thi Hóa Lý chả biết làm được không?
- Mai gì, còn mấy tiếng nữa vào phòng thi rồi chớ mai gì mày?
- Ờ, ha còn mấy tiếng nữa…
Nói đến đây, anh lính cứu hỏa nhoẻn miệng cười. Đôi chân buông thõng trên nền đất nhoe nhoét nước. Lẩn quẩn xung quanh vẫn là mùi hóa chất nồng nặc”.
Đó là câu chuyện về chiến sĩ Trang Thanh Nam (sinh năm 1996) trung sĩ thuộc Phòng cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông được chia sẻ trên mạng xã hội những ngày qua.
Chiến sĩ thức trắng đêm làm nhiệm vụ chữa cháy...
... và sáng hôm sau vội vã tới trường thi. Ảnh: Pháp luật TPHCM.
Đêm ngày 22.6, khoảng 22h30, một kho hàng thuộc khu vực cảng quận 4 đã xảy ra một trận hỏa hoạn. Trong khi những sĩ tử khác có lẽ đang say giấc để chuẩn bị tinh thần, sức khỏe cho buổi thi hôm sau, Trang Thanh Nam cũng vừa chợp mắt thì nghe tiếng chuông báo cháy của đơn vị, liền lập tức cùng đồng đội đến hiện trường...
Suốt đêm đó, sĩ tử đặc biệt này đã miệt mài, dũng cảm chiến đấu với giặc lửa, để bảo về an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Nhớ đến kỳ thi quan trọng sắp diễn ra, anh tức tốc về đơn vị thay quần áo, chạy lên điểm thi THCS Trần Văn Ơn (quận 1) đúng giờ tập trung. Ước mơ của chiến sĩ trẻ là muốn gắn bó lâu dài với công việc mình đã làm suốt 3 năm qua, nên quyết định thi THPT quốc gia để xét tuyển vào trường Trung cấp Phòng cháy chữa cháy.
Câu chuyện của Nam đã truyền cảm hứng đến rất nhiều người, về sự dũng cảm, lạc quan, cống hiến sức trẻ phục vụ nhân dân, đất nước.
Nữ sinh nén nỗi đau mẹ mất để hoàn thành kỳ thi
Theo thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Nam Định, đúng ngày làm thủ tục dự thi THPT Quốc gia 2017, nữ sinh Phạm Thị Thu Hà, học sinh lớp 12A2 chuyên Toán, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đau đớn nhận tin mẹ mất vì tai nạn lao động.
Chỉ kịp chịu tang mẹ nửa ngày, sáng 22.6, được sự động viên của gia đình, bạn bè và thầy cô, Hà bước vào kỳ thi THPT quốc gia trong nước mắt. Hôm đó cũng là ngày gia đình mai táng mẹ theo phong tục địa phương. Chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau mất mẹ. Ai biết tin cũng xót xa, thương cảm cho sự mất mà của Hà và gia đình.
Nuốt nước mắt, Hà đã hoàn thành kỳ thi quan trọng trong đời học sinh, với mong ước sẽ đỗ vào trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình của gia đình nữ sinh này rất khó khăn, được xếp vào hộ cận nghèo. Bố mẹ đều làm thợ xây nhưng em rất cố gắng vươn lên trong học tập.
Phụ huynh đợi con dưới mưa, bà ngoại đón cháu bằng nhành hoa giấy
Không phải tự nhiên, cứ mỗi mùa thi qua, những hình ảnh bố, mẹ đứng chờ con ngoài phòng thi luôn được người ta chia sẻ nhiều nhất. Nhìn những hình ảnh đó, ai cũng nhớ đến thời học sinh của mình, ở ngoài cánh cổng trường, dù nắng hay mưa, bố mẹ vẫn kiên nhẫn đợi.
Mùa thi năm nay, những hình ảnh bố mẹ vạ vật dưới nắng, mưa, đằng đẵng chờ con suốt vài tiếng thi đã không còn, vì địa điểm thi ở ngay trong quận/huyện của mình. Nhưng không phải vì thế mà không có hình ảnh khiến người xem rơi nước mắt, liên tưởng đến sự hy sinh của cha mẹ, ông bà dành cho con cháu.
Chiều 23.6, khi các sĩ tử sắp kết thúc môn thi Ngoại ngữ thì trời Sài Gòn bất ngờ đổ mưa lớn. Để con em mình không ngơ ngác đi tìm sau khi bước ra khỏi cổng trường thi, nhiều phụ huynh kiên nhẫn đứng dưới mưa đợi đón các con.
Hay tại Hà Nội, hình ảnh bà ngoại 72 tuổi, vượt vài chục cây số, từ Bắc Giang xuống Hà Nội để đưa cháu đi thi đã khiến nhiều người cảm phục. Bà là Nguyễn Thị Đề, quê ở Bắc Giang có cháu là Nguyễn Thị Thanh Xuân (học sinh lớp chuyên Lý, ĐH Sư Phạm Hà Nội). Hai ngày trước khi diễn ra kỳ thi, bà bắt xe lên Hà Nội để cơm nước, chăm sóc và đưa đón cháu gái đi thi, do bố mẹ của Xuân bận rộn với công việc.
Chiều 22.6, bà ôm chầm lấy cháu gái Nguyễn Thị Thanh Xuân khi em vừa thi xong phần thi Toán, bước ra khỏi cổng trường tại điểm thi THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Trên tay, bà Đề cầm cành hoa giấy nhỏ xinh, tặng Xuân, động viên tinh thần cháu. Cô bé cảm động suýt khóc. Sự giản dị, ánh mắt hạnh phúc của cặp bà cháu đã nhận được sự cảm phục, ngưỡng mộ từ mọi người.
Nữ sinh tình nguyện cõng bạn, leo 5 tầng lầu lên phòng thi
Cô nữ sinh nhẫn nại cõng người bạn có vóc dáng nhỏ bé trên vai, mặc cho cái nắng mua hè oi bức, mồ hôi ướt đầm lưng áo đã trở thành khoảnh khắc đặc biệt nhất trong rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ của mùa thi THPT Quốc gia 2017.
Khoảnh khắc đó diễn ra ở hội đồng thi trường THPT LôMôNôXốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Loan, một nữ sinh không may bị bại liệt từ năm 3 tuổi, chân tay yếu, nhưng bù lại Loan rất ham học và học rất giỏi. Ngày thường, trường THPT Xuân Đỉnh tạo điều kiện để bố mẹ Mai Loan đưa con vào tận lớp học bằng xe máy. Nhưng đến kỳ thi THPT Quốc gia, theo quy chế thi thì họ không được phép đi cùng con gái vào khu vực diễn ra kỳ thi.
Đang lúc cả gia đình lúng túng không biết làm sao, Linh xuất hiện. Thùy Linh (sinh năm 1999) học cùng trường với Mai Loan. Em đã tình nguyện cõng cô bạn lên phòng thi.
Linh phải leo tận 5 tầng lầu bằng đường thang bộ. Người thường đi đã thấy khó, đằng này phải cõng thêm một người khác trên lưng. Nhưng cô gái này không thấy đó làm nặng nhọc.
Hình ảnh nữ sinh cõng bạn leo 5 tầng lầu đến phòng thi chạm đến trái tim nhiều người, trong đó có cô Hồng Hà, Phó hiệu trưởng trường Lômônôxốp. Sau khi kết thúc ngày thi đầu tiên, cô Hà đã trao cho Linh và Loan chiếc thẻ thang máy, để việc đi lên xuống phòng thi được dễ dàng.
Đề Ngữ văn năm nay nói về sự thấu cảm và lòng trắc ẩn. Câu chuyện nữ sinh cõng bạn chính là một ví dụ, để thấy "lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống"!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thí sinh U60 đi thi THPT quốc gia
- Thí sinh ngất xỉu, nguy cơ phải bỏ thi THPT quốc gia
- Trắng đêm chữa cháy, chàng lính cứu hỏa vẫn đến trường thi đúng giờ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua