Những chất độc trong nhà, mẹ cần cảnh giác tránh gây hại cho con
Những năm gần đây, số trẻ phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm, chất tẩy rửa, chất ăn mòn có xu hướng gia tăng.
Trong nhà có rất nhiều vật dụng có thể gây hại cho bé, nhất là hóa chất như chất tẩy rửa nhà tắm, chất lau chùi bếp... Trong khi đó, trẻ nhỏ rất hiếu động, lại không phân biệt được những thứ có thể gây hại cho bản thân mình.
Dưới đây là thống kê những chất độc hại trong nhà có thể gây hại cho bé, cha mẹ cần cảnh giác để trẻ tránh xa:
Chất độc trong dầu gội, sữa tắm
Dù là những sản phẩm thiết yếu cho bé, nhưng không phải loại dầu gội hay sữa tắm, kem chống nắng,… nào cũng an toàn với con. Đáng lo là không phải mẹ nào cũng nhận thức được điều đó, thậm chí nhiều mẹ khi đi mua đồ cho con chỉ quan tâm xem nhãn hàng nào "xịn", đắt tiền mà chẳng mấy khi để ý tới thành phần của sản phẩm.
Do vậy, mẹ nên lưu ý, nếu sản phẩm mẹ định mua cho bé có chứa bất cứ thành phần nào trong các chất sau đây, mẹ tuyệt đối không nên mua cho bé dùng vì có thể gây hại cho con, nhất là trẻ nhỏ.
Chất tẩy rửa
Nước rửa chén, bột giặt, nước xả, nước lau sàn… là những sản phẩm hầu như nhà nào cũng sử dụng. Nó giúp chúng ta làm sạch nhà cửa, quần áo, chén bát mà không cần tốn nhiều thời gian.
Nhưng nó lại vô cùng độc hại nếu trẻ uống nhầm hoặc bôi vào mắt nên cách nhà sản xuất luôn khuyến cáo “để xa tầm tay trẻ em”.
Vì vậy cha mẹ hãy để những hóa chất này vào một cái tủ rồi dùng ổ khóa khóa lại để tránh việc trẻ tò mò rồi nghịch.
Sơ cứu khi trẻ nuốt nhầm hóa chất
Khi phát hiện trẻ uống nhầm thuốc, hoá chất, cha mẹ cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Cần tìm hiểu xem nạn nhân đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng loại thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau. Ví dụ như với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu... người lớn không được gây nôn cho trẻ. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
Xử trí ban đầu tốt nhất là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng. Có thể cho trẻ uống một chút nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc.
Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất cần để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để ở những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được. Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như như Lavie, trà C2… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất. Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua