Dòng sự kiện:

Những đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ dưới 8 tuổi

17:49 16/09/2015
Hiểu được tâm lý, tính cách của trẻ ở từng độ tuổi sẽ giúp bố mẹ gần gũi và định hướng cho con tốt hơn.
Một nghiên cứu kéo dài suốt 40 năm của Đại học Yale (Mỹ) phát hiện, trẻ trong từng độ tuổi có nhiều tư duy và hành vi khác nhau. 

Bé 2 tuổi thích nói “không”

Giai đoạn này ý thức tự lập bắt đầu “nảy mầm” ở trẻ. Trẻ có thái độ phản kháng người lớn, ví dụ như trời lạnh không chịu mặc áo, chỉ ăn món yêu thích… Hành vi phản kháng này được các nhà tâm lý gọi là “thời dậy thì đầu tiên của cuộc đời”, là giai đoạn phát triển tất yếu của trẻ.

Lên 3 tuổi bé cảm thấy thiếu an toàn

Khi con được 3 tuổi, hầu hết bố mẹ đã trở lại công việc và tập trung cho sự nghiệp còn trẻ được đưa đến trường mầm non. Những lúc này, trẻ phải trải qua sự chia cắt, có cảm giác thiếu cảm giác an toàn.

Biểu hiện chính của thiếu cảm giác an toàn là trẻ dính lấy bố mẹ, tính dựa dẫm cao, thường xuyên ngã đau, gặp người khác bèn căng thẳng…

Trẻ 4 tuổi "tham vọng" tìm hiểu

Lên 4 tuổi, cơ thể của bé đã hoàn thiện hơn, não phát triển và bé trở nên rất hiếu động. Trẻ thích tiếp xúc với người lạ và sự vật mới mẻ, không ngừng nhìn, nghe, chạm, hoạt động, còn thích cả mạo hiểm. Khi đối diện với những trẻ “tràn trề sinh lực” như thế này, bố mẹ có thể nhức đầu đối phó.

5 tuổi, bé do dự, lười biếng

Có người nói, 5 tuổi quyết định cả đời của trẻ. Trẻ 5 tuổi dần dần hiểu mọi việc, cá tính bắt đầu hình thành, tâm lý dần ổn định. Tuy nhiên thỉnh thoảng lại do dự, không quyết đoán, uể oải lười biếng, cũng rất khó suy nghĩ vấn đề khách quan.

Bé 6 tuổi cực nhạy cảm

Nhà tâm lý học cho rằng, 6 tuổi là “thời kỳ phản kháng thứ 2”. Trẻ mong muốn việc gì cũng theo ý nguyện của mình, nóng nảy hiếu thắng nhưng khó tiếp thu thất bại. Bố mẹ nên sử dụng đúng cách các biện pháp với từng cá tính. Ví dụ trẻ sống nội tâm, hãy cho trẻ một mình một lúc, trẻ hướng ngoại thì nói chuyện bình tĩnh, nhẹ nhàng với trẻ.

Bé 7 tuổi quan tâm đến giá trị của mình

Trẻ 7 tuổi tâm trí chín muồi, cần không gian riêng của mình, rất để ý đến vị trí và giá trị của mình ở trong gia đình. Trẻ cảm nhận được người khác không thích mình, có ý gây phiền phức cho mình, hay nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. 

Ý thức độc lập làm cho trẻ 7 tuổi dễ sinh hoạt trong thế giới của riêng mình, luôn nhạy cảm.

Bé 8 tuổi hoạt bát, vui vẻ hơn nhưng dễ tổn thương

Trẻ 8 tuổi bắt đầu để ý đến cảm nhận và bình luận của người khác, có ý thức giúp đỡ người khác nhưng cũng mong muốn được người khác giúp lại. Tuy nhiên, quan hệ của trẻ với bố mẹ rất nhạy cảm. Cho dù bân rộn như thế nào, bố mẹ cũng cần để dành 30 phút hàng ngày cho trẻ, nói chuyện, đọc sách, kể chuyện, chơi các trò chơi với trẻ…  nhé!

Đinh Hương

Nguồn: Người đưa tin