Dòng sự kiện:

Những dấu hiệu phổ biến chỉ ra bé bị tăng động giảm chú ý

22:44 01/12/2015
Trẻ con hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý?

Chị Ngọc ở Hà Nội có cậu con trai 3 tuổi nhưng lúc nào trong nhà cũng vang lên tiếng la hét vì bé quá nghịch, bé cứ thức dậy là không chịu ngồi yên một lúc nào hết, chân tay luôn hoạt động không ngừng nghỉ, vớ được cái gì là phá cái đó.

Tất cả mọi đồ đạc trong nhà phải cất thật cao hoặc khóa trong tủ, nếu không sẽ bị đập phá tan tành. Thậm chí chị còn không muốn mua đồ chơi cho bé, vì có món đồ chơi mới, bé chỉ nghịch được chưa đầy 30 phút là lại mỗi nơi một mảnh.

Việc trông bé khi ở nhà trở nên quá mệt mỏi với gia đình chị nên chị đành cho con đi học ở trường mầm non từ khi mới hơn 1 tuổi. Nhưng cô giáo cũng liên tục than thở bé nhà chị không chịu tập trung, không nghe lời gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các bạn khác...

Nghe lời bạn bè, hai vợ chồng chị Ngọc cho con đi khám thì bác sĩ nói bé bị tăng động giảm chú ý.

Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề trên, thông tin trên báo Khám phá cho biết, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên tục không biết mệt. Khi được yêu cầu ngồi yên chúng không chịu hoặc có ngồi xuống thì cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn.

Ngoài ra, khả năng tập trung của trẻ bị tăng động giảm chú ý gần như bằng 0. Thật khó mà bắt chúng lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc làm một việc gì đó trọn vẹn. Những đứa trẻ này thường có xu hướng chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm vì thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác.

Báo Vietnamnet cũng dẫn nguồn tin từ trang healthline cho biết, trẻ tăng động giảm chú ý có thể khó mà kiềm chế được cảm xúc - cả tốt và xấu. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ hoặc giận giữ ở những thời điểm không phù hợp.

Trẻ mắc chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc chú ý ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở. Trẻ nói là đang nghe lời bạn, nhưng khi được yêu cầu lặp lời của bạn, trẻ sẽ không biết nói gì.

Điều quan trọng cần nhớ là trẻ bị tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn khác. Vấn đề là, chúng gặp khó khăn để lắng nghe các lời hướng dẫn rằng cần lập kế hoạch hay thực hiện một kế hoạch, dẫn tới những lỗi do lơ đễnh.

Mặt khác, trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường được mô tả điển hình là hay huyên náo, ồn ào, nhưng có những trường hợp không phải thế. Một dạng khác của chứng này thì yên tĩnh hơn và ít liên quan đến bạn bè. Trẻ có thể nhìn lơ đãng ra ngoài trời, như đang mơ màng, và bỏ qua những điều đang diễn ra quanh mình.

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]XOEGTYeA2N[/mecloud]