Những điều mẹ cần biết về tâm lý trẻ 2 tuổi
Dễ xúc động, giận dỗi
Khi bước vào tuổi lên 2, bé bắt đầu dễ xúc động hơn và tâm lý bé phát triển mạnh mẽ hơn. Thử tưởng tượng xem, nếu như bạn biết chính xác những gì mình muốn nói nhưng lại không thể nói ra được, cổ họng như nghẹn cứng, bạn có thấy khó chịu và la lớn lên để thu hút sự chú ý của mọi người không? Các nhóc 2 tuổi cũng vậy thôi.
Đòi tự lập
Vào nửa đầu năm lên 2 tuổi, lúc này bé mới tập đi, nhu cầu tự lập ở trẻ phát triển mạnh mẽ nhưng chưa được suy nghĩ một cách hợp lý nên bạn sẽ nhìn thấy rõ sự nỗ lực, vụng về đáng yêu của bé. Bé sẽ muốn tự mình làm mọi thứ từ ăn uống cho đến chọn đồ và mặc quần áo. Và nếu bạn không cho bé tự làm điều mình muốn, bé sẽ nổi giận.
Ương bướng khủng khiếp
Cha mẹ bắt đầu than phiền về tính ương bướng khủng khiếp của bé tuổi lên 2. Nếu con bạn thuộc nhóm những bé "cứng đầu" thì bạn không phải người duy nhất. Khó bảo là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé, bắt nguồn từ việc bé muốn thể hiện sự độc lập và "xé rào" những nguyên tắc của mẹ.
Bé có tính sở hữu tốt hơn
Đó là nguyên nhân khiến bé do dự mà không muốn chia sẻ với những bé khác. Bạn có thể giúp bé hào phóng hơn bằng cách làm gương tốt cho con về tính sẻ chia, như để bé thấy mẹ chia sẻ bánh kẹo, các tờ báo, điều khiển tivi... với các thành viên khác trong nhà và với bé. Tất nhiên, bé chưa đủ nhận thức để hiểu hết ý nghĩa của chia sẻ cho tới tuổi lên 5.
Tình cảm “nở rộ”
Bé biết thể hiện tình yêu thương với những cái ôm và nụ hôn. Trong khi mẹ thường thích nội trợ, chăm sóc bé thì bố lại có nhiều trò chơi vui vẻ hơn. Vì vậy, bé dần hình thành nhận thức cá nhân: chơi với bố chắc chắn thú vị.
Lo lắng trước người lạ
Bé có thói quen bám chặt lấy bạn trong khi nhà có khách. Đây là 1 trong số những biểu hiện lo lắng ở bé.
Những vấn đề khác
Bé có thể ngồi lì 2 tiếng trước một dĩa đầy thức ăn và miệng cũng ngậm đầy thức ăn trong suốt 2 tiếng.
Với bé 2 tuổi và đã được dạy ra hiệu lệnh khi muốn đi tè thì bé sẽ nói cho bạn biết ngay sau khi đã tặng cho bạn một bãi chiến trường. Và mọi việc sẽ lặp lại nhiều lần như thế. Bạn chỉ cần chăm chỉ dọn dẹp và dọn dẹp là được.
Bé sẽ muốn được bạn quan tâm, chú ý đến bé suốt cả ngày ngay cả khi bạn mệt, ốm, đói hay đi tắm.
Bé có thể nổi giận, lo hét ở khắp mọi nơi, ở nhà hay nơi công cộng như siêu thị hay khu mua sắm đông người.
Đặc biệt, những bé ở độ tuổi này thường “chuyện trò” với ba mẹ bằng những ngôn ngữ riêng của chúng. Tuy rất đáng yêu nhưng thỉnh thoảng nó sẽ khiến bạn “đau đầu” vì chẳng thể đoán được chúng đang nói cái gì
Còn rất nhiều những tình huống mà bạn phải chuẩn bị tinh thần trước đứa con 2 tuổi của mình đấy!
Tường Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua