Dòng sự kiện:

Những điều mẹ không thể bỏ qua để con chơi an toàn

15:32 13/12/2015
Mua một món đồ chơi cho con tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế đòi hỏi bạn cân nhắc kĩ lưỡng. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý để con chơi an toàn.

1. Luôn đọc cảnh báo trên bao bì

Các nhà sản xuất đồ chơi luôn phải tuân theo nguyên tắc nhất định và dán nhãn đồ chơi cho các lứa tuổi phù hợp. Do vậy, khi mua một món đồ chơi, bạn hãy chú ý đến các cảnh báo trên bao bì. Đừng mua đồ chơi có biểu tượng cảnh báo trẻ em dưới ba tuổi, điều đó có nghĩa nó dành cho trẻ em trên ba tuổi.

Luôn đọc nhãn để đảm bảo rằng các chất liệu làm ra món đồ chơi không độc hại với bé. Đồ chơi phải được làm bằng vật liệu không độc hại như sơn không chì.

2. Con càng bé, đồ chơi càng phải to

Đồ chơi cần phải đủ lớn để bé không cho chúng vào miệng. Theo quy tắc chung, đồ chơi cho bé dưới ba tuổi sẽ phải to hơn lõi cuộn giấy vệ sinh, nếu không nó có thể gây nghẹt thở cho bé.

Đặc biệt, khi mua đồ chơi, bạn phải chọn đồ chơi có góc tù, nếu không bất kỳ góc cạnh sắc nhọn nào cũng dễ làm tổn thương bé.

3. Hãy thận trọng với các loại pin và nam châm

Đối với đồ chơi hoạt động bằng pin, bạn nên kiểm tra chỗ lắp pin để đảm bảo con không thể tự mở. Pin tròn, dẹt và pin tiểu hay những pin đại đểu gây ra rủi ro rất nghiêm trọng, nếu con nuốt chúng có thể dẫn đến nghẹt thở, chảy máu trong và bỏng hóa chất.

Bạn cũng cần thận trọng khi để con chơi đồ chơi có nam châm. Nam châm nhỏ khi nuốt phải, có thể hút nhau qua thành ruột và gây cản trở khả năng nhìn, nhiễm trùng, nhiễm độc máu hoặc thậm chí tử vong.

4. Giám sát khi con chơi


Đảm bảo an toàn đồ chơi cho con không chỉ xem xét cẩn thận trong quá trình mua hàng, mà còn cần mẹ giám sát bé trong quá trình chơi. Một trong những cách tốt nhất là chơi cùng con.

Luôn luôn dạy con cất đồ chơi sau khi chơi xong để giảm thiểu nguy cơ vấp ngã và chấn thương.

Tránh để những bé còn nhỏ chơi với đồ chơi dành cho trẻ lớn.

Luôn đọc nhãn an toàn và làm theo các hướng dẫn sử dụng.

Kiểm tra đồ chơi thường xuyên, đặc biệt các bộ phận bị hỏng. Bộ phận bị hỏng hoặc lỏng có thể để lộ các cạnh sắc, những mảnh vụn, gỉ, cạnh lởm chởm hình răng cưa. Tất cả các đồ chơi bị hư hỏng hoặc là được sửa chữa hoặc là bị vứt bỏ.

Phát hiện các vết rách của thú bông để ngăn bé không đưa những thứ bên trong thú bông vào miệng.

Không có tuổi thơ nào là hoàn toàn không có đồ chơi. Nếu bạn mua đồ chơi mà không suy nghĩ và kiểm tra cẩn thận, bạn có thể mang đến mối nguy hiểm trong nhà. Chơi với đồ chơi là đem lại nhiều niềm vui cho con nhất, vì vậy hãy mang đến sự an toàn cho con.

 

Hương Trà (Theo Theasiaparent)

Nguồn: Gia đình Việt Nam