Dòng sự kiện:

Những kiểu trả lời sai mang tính truyền thống của bố mẹ

02:17 14/10/2015
Ở một trường học, người ta đưa ra tình huống xảy ra với một bé gái 6 tuổi như sau: “Tanhia không thích chơi với con. Nó chỉ chơi với bạn gái khác mà không thèm nhìn con”.

Sau đó, một nhóm các bậc cha mẹ được đề nghị viết ra các câu trả lời. Kết quả như sau:

- Con thử chủ động đến với bạn. Có thể bạn sẽ cho con cùng chơi.

- Chắc con có lỗi gì đó.

- Có thể do Tanhia hợp với bạn đó. Tốt hơn con nên tìm một bạn gái khác.

- Con hãy đưa cho Tanhia xem con búp bê của con.

- Điều đó chẳng có gì lạ. Con đừng buồn.

- Chắc con đã cãi nhau với bạn ấy?

- Con chơi một mình cũng được.

Và cuối cùng tất cả các bậc phụ huynh sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những câu trả lời trên đều sai.

Các nhà tâm lý học đã tổng kết có ba kiểu trả lời sai mang tính truyền thống của bố mẹ. tất cả có tới 12 câu trả lời. Mỗi câu trong đó không chỉ có tính quen thuộc mà còn có vẻ hợp lý nữa, nhưng lại chẳng giúp gì được cho em bé.

Mệnh lệnh: ‘Thôi ngay’, ‘lên giường ngay’, ‘im ngay’… Những câu trả lời này chỉ khiến cho em bé cảm thấy mình bị xúc phạm.

Cảnh báo đe dọa: ‘nếu con không nín, mẹ sẽ ra khỏi nhà ngay’, ‘con mà nói nữa thì bố sẽ đánh đòn đấy’. Những lời đe dọa chỉ làm trẻ trở nên bi quan hơn. Trẻ sẽ nhờn với chúng.

Những lời giáo huấn: ‘Con phải biết ứng xử đúng lúc’, ‘ai cũng phải làm việc’, ‘bố mẹ đã tiêu hao nhiều tiền vì con’, ‘con phải kính trọng thầy giáo’. Thường thì trẻ chẳng nhận được gì với những câu kiểu như trên.

Những lời khuyên, những lời phán quyết: ‘Sao con không thử xem?’, ‘con cần biết nhận lỗi’, ‘ở địa vị con, mẹ sẽ trả đũa’. Các bậc cha mẹ ít khi dè sẻn lời khuyên có tính áp đặt, huống hồ là các em nhỏ.

Những lời phê bình, chỉ trích: ‘Lại làm sai?’, ‘tại con tất cả’. Những câu này chỉ khiến trẻ thiếu tự tin hơn.

Cuối cùng các bậc cha mẹ thử tìm xem trong các câu chuyện dưới đây có những câu trả lời nào của mình là không đúng:

- Mẹ ơi con đói lắm rồi

- Con hãy ngồi vào bàn. Mẹ đã múc súp cho con rồi.

Em bé ngồi vào bàn, nhăn mặt bảo:

- Súp chán quá, con không ăn.

Bố can thiệp:

- Ngồi xuống, cố mà ăn.

Em bé sắp khóc nói:

- Con không thích súp nấu với cà rốt.

- Cứ cố mà ăn.

Em bé bật khóc. Ông bố: “Cố mà ăn”. Bà mẹ: ‘Không ăn thì nhịn đói”. Ông bố: “Để bố…”.

Em bé vừa ăn vừa khóc. Lúc sau bé đã ăn một cách bình thường. sau 5 phút, bé ăn hết bát súp.

Nhưng cả nhà ai cũng buồn.

Nguồn: Gia đình Việt Nam