Dòng sự kiện:

Những kỹ năng thoát hiểm bạn nên dạy con càng sớm càng tốt

23:21 27/10/2015
Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở nên công cốc.

Tin liên quan

  • Những kỹ năng sống bất cứ đứa trẻ nào cũng phải có
  • Clip: Dạy con kỹ năng để sống sót trong đám khói cháy
  • Những bài học kỹ năng sống tuyệt vời khi con bạn chơi bóng
  • Đừng chỉ nhồi nhét chữ nghĩa, hãy dạy lũ trẻ kỹ năng sống!
[mecloud]LzlXJcXner[/mecloud]

Khi gặp tai nạn hoặc rơi vào tình huống nguy hiểm, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của mỗi cá nhân.

Những kỹ năng thoát hiểm này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc.

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

1) Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa. Số điện thoại các chú là 114.

2) Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.

3) Chỉ cho bé những lối có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn. Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi điện cho cứu hỏa.

4) Nếu gia đình bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, hãy dạy bé rằng đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới.

5) Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngộp vì khói, hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể.

6) Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn.

7) Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn.

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp bão lũ

Nhận biết bão, lũ lụt:

Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, thường gây gió mạnh và mưa lớn, trong bão có cả những cơn giông, mưa lớn, sấm sét dữ dội, thậm chí là mưa đá. Những trận mưa to kéo dài, mực nước trên các sống, suối dâng nhanh, nước chảy xiết gây lũ lụt, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Trẻ em nên được học bơi sớm.

Kỹ năng ứng phó với bão, lũ lụt:

+ Khi có bão, bé nên ở trong nhà, đóng các cửa, tắt các thiết bị điện.

+ Tuyệt đối không chơi ngoài trời khi có bão.

+ Bé hãy đi tránh bão theo sự hướng dẫn của người lớn.

+ Tuyệt đối không được trú mưa dưới gốc cây to, gần cột điện.

+ Khi gặp lũ lụt, hãy di chuyển lên vị trí cao, vững chắc nhất để tránh bị dòng nước cuốn đi.

+ Khi xảy ra gió to, bão giật mạnh, mưa lớn, nhà trường cần thông báo đến cha mẹ học sinh, cho trẻ nghỉ học để đảm bảo an toàn.

+ Khi xảy ra mưa lớn, trẻ không được rời xa người lớn, không tự ý đi chơi để đảm bảo an toàn.

+ Giữ vệ sinh nguồn nước, không sử dụng nước nhiễm bẩn trong mưa lũ để tránh dịch bệnh.

Phòng chống bão, lũ lụt:

+ Chăm sóc cây xanh. Có ý thức bảo vệ môi trường

+ Thường xuyên theo dõi Dự báo thời tiết để nắm các thông tin về bão, lũ

+ Dù chưa xảy ra mưa lũ, bé cũng không được chơi gần ao, hồ, sông, suối… để tránh bị đuối nước.

+ Học bơi khi có thể.

+ Ở những nơi thường xảy ra lũ lụt, bé hãy học cách sử dụng và sử dụng áo phao, phao cứu sinh khi cần thiết.

[mecloud]a3ICnWwpCq[/mecloud]

Kỹ năng sống sót khi xảy ra động đất

Theo Outdoorlife, động đất là một thiên tai kinh hoàng, luôn xảy ra bất ngờ không hề có dấu hiệu báo trước, có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Hầu hết người bị chấn thương là do các vật thể rơi trúng khi đang cố gắng thoát khỏi hiện trường, đặc biệt là tòa nhà.

1) Nếu đang ở trong nhà: Con hãy giữ bình tĩnh, đừng hoảng loạn. Xác định nơi an toàn nhất trong căn phòng rồi cúi khom cơ thể khi di chuyển về hướng đó. Dạy con lấy tay ôm chặt đầu và luôn cảnh giác với những vật thể đang chuyển động hoặc đang rơi. Ở yên trong nhà cho đến khi cơn dư chấn qua đi.

2) Nếu ở ngoài trời: Hãy chạy đến nơi thông thoáng. Con hãy lập tức rời khỏi hiên nhà, mái vòm, nơi có dây điện phía trên đầu. Tránh xa các tòa nhà và các công trình xây dựng khác. Mặt đất sẽ rung chuyển dữ dội khiến bạn không thể đứng vững. Đừng hoảng loạn, hãy nhanh chóng quyết định nơi bạn cần chạy đến và lập tức di chuyển.

3) Nếu con đang ở trong bếp: Đang nấu ăn, hãy lập tức tắt bếp, ngồi sát một bức tường và lấy tay ôm chặt đầu.

4) Nếu bạn đang ở giữa một đám đông trong nhà: Hãy đứng yên tại chỗ, đừng vội vàng chạy đến các lối ra. Di chuyển ra khỏi các kệ, tủ hoặc giá sách trên cao chứa các vật thể có thể rơi xuống. Hãy cầm lấy một vật nào đó để che đầu và mặt khỏi những vật đang rơi cũng như các mảnh vỡ. Nhớ tránh xa nguồn điện bởi điện có thể rò ra ngoài. Tuyệt đối không sử dụng thang máy.

5) Nếu con bị mắc kẹt trong đống đổ nát: Không đốt lửa để tránh trường hợp thiếu ôxy. Không di chuyển hoặc làm bụi bay lên. Dùng khăn tay hoặc quần áo che miệng lại. Hãy hô vào ống nước hoặc vào tường để cứu hộ có thể xác định vị trí của bạn. Con có thể sử dụng còi nếu có sẵn. La hét là biện pháp cuối cùng nhưng đừng quá cố sức vì làm như vậy không những hít phải khói bụi nguy hiểm mà còn khiến con mau chóng kiệt sức.

6) Không nấp dưới gầm giường: Khoảng không gian hạn chế dưới gầm giường sẽ bị thu hẹp hơn nữa nếu trần nhà sụp xuống. Nếu động đất xảy ra khi con đang nằm trên giường, hãy lập tức rời khỏi giường và tìm chỗ ẩn nấp an toàn như hướng dẫn ở trên.

7) Tránh xa cầu thang: Cầu thang là cái bẫy chết người trong một trận động đất nếu tòa nhà sụp xuống trên đầu. Đông người di chuyển cũng làm tăng nguy cơ cầu thang bị sập. Nhắc con tuyệt đối không đứng trên cầu thang hoặc núp dưới nó khi động đất xảy ra.

8) Đừng đứng dưới khung cửa: Nhiều người cho rằng nên đứng dưới khung cửa khi động đất xảy ra để tận dụng lợi thế của các đinh tán mà cố định cửa vào tường xung quanh. Nhưng thực tế khi đang đứng dưới khung cửa và nó đổ xuống phía trước hoặc phía sau, con vẫn bị đè bẹp bởi trần nhà. Nếu khung cửa đổ xuống theo chiều ngang còn nguy hiểm hơn nữa.

9) Tránh xa cửa sổ: Cửa sổ có vẻ là lối thoát lý tưởng trong trường hợp cấp bách, nhưng thực tế nó ẩn chứa nhiều nguy hiểm khi cơn địa chấn xảy ra. Mặt đất rung chuyển sẽ làm kính cửa sổ rơi vỡ thành những mảnh nhọn có thể gây chết người nếu chúng rớt trúng bạn hoặc bạn ngã vào đống đổ nát đó.

[mecloud]qm5ayQRlE1[/mecloud]

Dạy con tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục

Sự thật là hàng ngày có biết bao trẻ em bị xâm hại tình dục với nhiều hình thức khác nhau. Vì nhiều lý do mà trẻ em bị xâm hại tình dục thường im lặng và tìm cách lảng tránh sự thật. Chính vì vậy càng khiến cho tình trạng này gia tăng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Cha mẹ phải có trách nhiệm quan tâm và bảo vệ con trẻ trước những mối nguy bị xâm hại tình dục.

>> Dạy con tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục

Bố mẹ phải dạy con những điều này để tránh bị bắt cóc

Những kỹ năng này cần được củng cố hàng ngày tới mức bé phải thuộc lòng và biến nó thành hành vi ứng xử của mình để tránh bị bắt cóc. 

Về việc trang bị kỹ năng cho con trẻ, trước tiên chính bản thân quý phụ huynh không nên quá kỳ vọng rằng trẻ có thể nhớ và thực hành tốt mọi điều mình dạy, mình nhắc bởi trẻ con vẫn mãi là trẻ con, thấy quà bánh, đồ chơi hoặc những lời dụ dỗ ngon ngọt thì bao nhiêu kỹ năng phòng vệ cũng đều bị lãng quên hết.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung – Giảng viên kỹ năng sống Trung tâm Đào tạo Kỹ năng sống Ý Tưởng Việt chia sẻ, các mẹ nên dạy con những kỹ năng sau để tránh bị bắt cóc. Cần nhớ, những kỹ năng, kiến thức này cần được củng cố hàng ngày, hàng năm để trẻ thuộc nằm lòng cũng như biến nó thành hành vi ứng xử của mình.

>> Kỹ năng bố mẹ phải dạy con thuộc lòng để tránh bị bắt cóc

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]bWplxLi9AL[/mecloud]