Những lễ hội đón năm mới thú vị trên khắp thế giới
Lễ hội mùa xuân hay Tết Nguyên đán diễn ra tại cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới và tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Singapore, Malaysia,....
Vào dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường trở về nhà để đoàn tụ với gia đình và họ hàng thân thích. Theo truyền thống, sau khi dọn dẹp nhà, các gia đình sẽ mở cửa chính và cửa sổ để chào đón năm mới.
Tết truyền thống Seollal của người Hàn Quốc cũng trùng với Tết Nguyên đán. Đây là dịp các gia đình đoàn tụ, ăn uống, trò chuyện và vui chơi cùng nhau. Mọi người thường mặc trang phục truyền thống hanbok trong dịp lễ này.
Lễ hội năm mới Losar được tổ chức ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan và một số vùng ở Ấn Độ. Trong suốt 15 ngày, mọi người sẽ tham gia nhiều sự kiện như cầu nguyện, dọn dẹp nơi thờ cúng, nhảy múa và thi nấu ăn.
Vào tháng 3 hàng năm, những người Hindu trên đảo Bali ở Indonesia sẽ đón năm mới theo cách truyền thống của họ có tên là Nyepi. Mọi hoạt động trên đảo gần như dừng lại khi người dân địa phương và du khách bị cấm làm việc, gây ồn ào, sử dụng điện và giải trí. Chỉ nhân viên an ninh được phép tuần tra trên phố và bãi biển.
Hàng loạt hoạt động được tổ chức trên đảo Bali trước lễ Nyepi. Người dân trình diễn nhiều nghi lễ truyền thông như diễu hành rước những bức tượng ogoh-ogoh đại diện cho linh hồn của ma quỷ, trước khi đốt chúng trong lễ Ngrupuk.
Theo lịch Aztec, cộng đồng người Nahua ở Mexico chào đón lễ hội năm mới Año Nuevo bằng nghi lễ thắp nến và bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Mọi người cũng hát và múa theo nhịp trống trong trang phục truyền thống của họ.
Kết thúc lễ hội, những người tham gia sẽ đốt cờ đại diện cho năm cũ và thay thế bằng cờ mới. Sau đó họ sẽ chào đón năm mới bằng cách thổi vỏ ốc biển như tổ tiên của họ đã làm cách đây nhiều thế kỷ.
Lễ hội năm mới Nowruz theo lịch Ba Tư của người theo đạo Bái Hỏa ở Iran thường rơi vào khoảng cuối tháng 3 hàng năm. Điều không thể thiếu trong dịp này chính là những món ăn truyền thống cùng những điệu nhảy sôi nổi, đầy màu sắc.
Vào đêm trước thứ Tư cuối cùng của năm, những người tham gia lễ hội Norwuz sẽ đốt lửa và nhảy qua chúng, trong khi hát ca khúc truyền thống để cầu mong lửa đốt nỗi sợ hãi trong linh hồn, nhằm chuẩn bị cho năm mới.
Vào 1.4 hàng năm, những người Assyria trên khắp thế giới tổ chức lễ hội đón năm mới Kha b' Nisan, với sự kiện diễu hành và tiệc tùng trong nhiều giờ tại các công viên.
Lễ cưới thường được tổ chức như một phần của lễ hội Kha b' Nisan. Sau khi lệnh cấm tụ tập tại nơi công cộng do chế độ Saddam Hussein áp đặt được hủy bỏ, lễ hội này đã được tổ chức trở lại ở Iraq vào năm 2008 với 45.000 đến 65.000 người tham gia.
Được tổ chức từ 13 đến 15.4 hàng năm, Songkran là lễ hội té nước lớn nhất thế giới được người dân Thái Lan tổ chức để chào đón năm mới. Vào ngày cuối cùng của lễ hội, người dân trên cả nước sẽ xuống đường với súng nước và xô để xả nước vào đám đông.
Vào ngày 14.4, lễ hội năm mới Pohela Boishakh diễn ra tại các cộng đồng người Bengali khác nhau ở Bangladesh và tỉnh Tây Bengal, Ấn Độ. Các sự kiện được tổ chức bao gồm lễ diễu hành, các trò chơi truyền thống, trình diễn múa rối, đu quay.
Tại nhiều vùng ở Ấn Độ, Sri Lanka và Malaysia, những người Sinhala và Tamil cũng đón năm mới vào ngày 14.4, lần lượt theo lễ hội Aluth Avurudda và Puthandu. Lễ hội bắt đầu với những nghi lễ truyền thống, trước khi mọi người hòa mình vào các bữa tiệc sôi động và nhiều màu sắc.
Tại Sri Lanka, những ngôi làng của người Sinhala và Tamil thường tham gia các cuộc thi giao hữu như nhảy bao bố, kéo co, đua xe bò kéo hay thi hái dừa.
Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 hàng năm, diều được thả khắp bầu trời New Zealand để chào mừng lễ hội năm mới Matariki của người Maori, đánh dấu sự xuất hiện của chòm sao Thất tinh.
Lễ hội Odunde thu hút những người châu Phi từ khắp thế giới đổ về thành phố Philadelphia ở Mỹ,tham gia bữa tiệc đường phố, để chào mừng năm mới theo cách truyền thống của người Yoruba ở Nigeria.
Willkakuti (có nghĩa là Sự trở lại của mặt trời) là lễ hội đón năm mới của người Aymara tại Bolivia, Chile miền nam Peru, diễn ra đúng ngày đông chí ở bán cầu nam. Người dân sẽ tập trung trước bình minh để chờ đón những tia nắng đầu tiên xuất hiện, rồi ca hát và cầu nguyện.
Lễ hội Willkakuti lớn nhất diễn ra tại ngôi đền Kalasasaya ở Tiwanaku, nơi các thầy tu Aymara sẽ cầu cho một vụ mùa mới bội thu bằng lễ tế mặt trời và “Pachamama” (Mẹ Trái đất).
Lễ hội năm mới Rosh Hashanah của người Do Thái diễn ra vào mùa thu hàng năm để khởi đầu mùa vụ mới. Trong ngày lễ, mọi người sẽ thổi kèn shofar (kèn sừng cừu), ăn táo, uống mật ong và đọc các lời chúc tốt lành trên thực phẩm tượng trưng như quả lựu chẳng hạn. Người Do Thái cũng tham gia lễ sám hối và làm việc đền bù tội lỗi đã phạm một cách vô tình hay cố ý trong suốt năm qua.
ATI/Dân Việt
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 15 ngày đầu năm mới cần tránh làm những việc này để cả năm không xui xẻo
- Hoa giấy 6 màu độc lạ "quyến rũ" đón năm mới
- Dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán từ ngày 27 đến ngày 30/1
- Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ 7 ngày 28/1/2017 (Mùng 1 Tết Đinh Dậu)
- Cây đào Tết dáng độc nhất vô nhị ở Hà Nội
- Những kiêng kỵ trong bữa cơm cúng Tất niên 30 Tết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua