Những loại mứt Tết truyền thống không bao giờ lỗi thời
Mứt dừa
Một trong những loại mứt có mặt trong khay quà Tết của nhiều gia đình là mứt dừa. Chế biến mứt này không khó, hai nguyên liệu chính là đường và cùi dừa non.
> Xem thêm cách làm mứt dừa
Mứt dừa cổ truyền thường có hình dẹt, mềm, màu trắng nõn và được phủ đường trắng. Ảnh: Ariel.
Mặc dù hiện nay, loại mứt này có nhiều hương vị, màu sắc, màu trắng truyền thống vẫn được ưa chuộng. Thưởng thức mứt dừa ngọt dịu, dai giòn cùng tách trà nóng làm tăng hương vị cho câu chuyện vui ngày Tết.
Mứt gừng
Với những lát gừng giòn tan, thấm vị ngọt của đường và vị cay nhẹ đặc trưng, mứt gừng là thức quà không thể thiếu trong Tết cổ truyền. Cách làm mứt gừng rất đơn giản, tương tự như mứt truyền thống khác.
Uống trà và nhâm nhí mứt gừng là thú vui quen thuộc ngày Tết. Ảnh: Choe_recipes/Instagram.
Không chỉ có hương vị độc đáo, tính ấm của gừng còn giúp làm nóng cơ thể, ngăn ngừa cúm và cảm lạnh, thích hợp cho tiết trời giao mùa đông xuân.
Mứt cà rốt
Mứt cà rốt xưa nay luôn có mặt trong hộp quà Tết giản đơn. Loại mứt này có màu vàng cam hấp dẫn, tô điểm cho khay quà thêm đặc sắc.
Mứt cà rốt dễ dàng tự làm tại nhà. Ảnh: Mylinhh134/Instagram.
Vị thơm của đường kết hợp với vị ngọt thanh của cà rốt làm cho những cuộc gặp gỡ đầu năm thêm ấm áp và thú vị.
> Xem cách làm mứt cà rốt dẻo ngon
Mứt bí
Để có được độ trắng, trong và đẹp mắt, bí đao phải trải qua công đoạn ngâm nước vôi, sau đó xào cùng đường. Đó cũng là cách làm mứt bí truyền thống từ xưa. Giòn tan và ngọt lịm là hương vị đặc trưng không thể lẫn.
Mứt bí vẫn hiện hữu trong khay quà vặt truyền thống ngày Tết. Ảnh: Phạm Đông
Mứt bí thường ngọt hơn một số loại mứt khác, bởi vậy khi bạn dùng kèm với tách trà nóng sẽ đem lại hương vị thơm ngon, hài hoà hơn.
Kẹo trứng chim
Kẹo trứng chim gắn liền với tuổi thơ của nhiều người trong những dịp Tết cổ truyền đã qua. Ngày nay, kẹo trứng chim vẫn có mặt trong khay mứt của nhiều gia đình, cùng với mứt dừa, mứt bí,.. tạo nên hương vị ngọt ngào, đầm ấm ngày Tết.
Không chỉ ngọt và giòn, kẹo trứng chim còn trông bắt mắt. Ảnh: Cosy Marie/Pinterest.
Sở dĩ loại kẹo này có tên gọi là trứng chim bởi mỗi viên kẹo làm từ một hạt đậu phộng hoặc lạc, được bao bên ngoài lớp bột và đường cứng, trông giống những viên trứng chim nhỏ nhắn.
Trải qua thời gian dài, mứt Tết truyền thống vẫn hiện diện trong mỗi dịp xuân về, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế của người Việt.
>> Những công thức làm mứt ngon ngày Tết mà bạn nên biết
Zing.vn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua