Dòng sự kiện:

Những lỗi trẻ hay mắc nhưng nên được bố mẹ tha thứ

02:00 18/09/2015
Dưới đây là những lỗi trẻ hay mắc nhưng nên được bố mẹ tha thứ vì có lý do đặc biệt.

Dè bỉu người khác

Đứa con bé nhất của bạn khoe bức tranh bé vẽ nhưng anh bé nhìn và nói “xấu tệ”. Điều này xuất phát từ sự ganh tị của trẻ, có thể do lo lắng hay thất vọng.

Bố mẹ hãy cố gắng tìm hiểu gốc rễ vấn đề trong khi kiểm soát giọng điệu và thái độ của chính mình, bởi vì, trẻ sẽ bắt chước những gì chúng thấy từ bố và mẹ.

Vụng về

Bạn để cốc sữa cạnh đứa con 4 tuổi cho bé uống và nhắc con cẩn thận, và bé làm đổ nó.

Sự vụng về ở trẻ em là bình thường bởi trẻ chưa có khả năng phối hợp vì các tế bào thần kinh trong não điều khiển kỹ năng vận động thô và tinh chưa phát triển hoàn chỉnh.

Hãy yên tâm là điều này sẽ giảm, nhưng từ từ. Việc làm đổ đồ sẽ bớt xảy ra,và bắt đầu mất dần khi bé vào tiểu học, nếu được uốn nắn đúng cách”, nhà tâm lý nói.

Ích kỷ, không chịu chia sẻ

Đứa con 8 tuổi đang ngồi với em trai và ăn thạch một mình. Cô bé mím chặt môi thay vì cho cậu em một chút.

Không phải tất cả trẻ đều giống nhau, một số bé tự nhiên ích kỷ hơn những bé khác. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá bởi giai đoạn này không kéo dài. Bước vào tuổi teen, trẻ tự nhiên sẽ học cách nghĩ cho người khác thôi.

Thiếu kiên nhẫn

Bạn đang nói chuyện với một người bạn thì cô con gái 5 tuổi cứ kéo tay áo mẹ. Bạn bảo con đợi và cứ 10 giây cô bé lại làm thế một lần.

Tính kiên nhẫn cần có thời gian đáng kể để tạo lập. Và thủ phạm gây thiếu kiên nhẫn ở trẻ, một lần nữa, lại do sự điều khiển của chức năng não bộ. Vì vậy cha mẹ hãy tạo cơ hội cho con thực hành tính kiên nhẫn, và sẽ bạn sẽ đạt được kết quả đáng kể.

Cứng nhắc

Thông thường bữa tối thứ ba mẹ hay làm bánh kẹp thịt nhưng hôm nay bạn thay bằng gà rán và bé nổi cơn giận dỗi.

Một số đường dẫn thần kinh ở trẻ nhỏ củng cố ý thích sự lặp đi lặp lại và trẻ cảm thấy điều này tạo cho bé sự an toàn. Vì thế, khi có một điều gì đó diễn ra không theo quy luật thông thường, trẻ cảm thấy lo lắng và có cảm giác đang bị điều khiển. Điều này lý giải vì sao trẻ nhỏ tin là những nguyên tắc là bất di bất dịch và sự ngẫu hứng của bố mẹ là không thể chấp nhận được.

Đây cũng là lý do các bé thích nghe đi nghe lại một câu chuyện hay xem nhiều lần một bộ phim hoạt hình mà không chán. Khoảng 9-10 tuổi, điều này sẽ bắt đầu thay đổi.

Thiếu sự đồng cảm

Bé 4 tuổi của bạn bị ngã xe và khóc. Cậu anh 7 tuổi đứng cạnh vẫn tiếp tục ném bóng vào rổ, chẳng để ý gì đến em.

Không phải là con trai bạn không quan tâm tới em gái, bé chỉ không để ý đến điều đó thôi. Sự vị tha, chia sẻ sự đồng cảm với người khác bắt đầu phát triển khi trẻ 10 tuổi.

Lơ đễnh

Bạn cho cậu con 6 tuổi tập viết nhưng bé chỉ viết được vài chữ lại ngồi gấp máy bay, nhìn ra ngoài trời hay nghịch cái gì đó.

Có vẻ như trẻ thường lơ đễnh và bỏ lỡ rất nhiều điều bố mẹ mong đợi, nhưng đó chỉ vì chúng nhìn thấy mọi thứ từ góc độ khác so với người lớn. Khi chúng phát hiện thế giới thú vị quanh mình, sẽ có rất nhiều thứ thu hút sự chú ý của chúng.

Thường khoảng 7 hay 8 tuổi trẻ bắt đầu điềm tĩnh hơn và phát triển khả năng tập trung tốt hơn.

Thái độ khó chịu

Bạn không cho phép đứa con 12 tuổi của mình đi chơi với bạn cho tới khi bé làm xong bài tập. “Đừng nói con phải làm gì”, nó cằn nhằn.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bố mẹ nên khuyến khích con biết cách sử dụng từ ngữ hợp lý, dễ chấp nhận hơn. Đừng đòi hỏi một lời xin lỗi – đó chỉ là cách dễ đẩy con quay lưng lại với bạn. Thay vào đó, hãy nói “Mẹ biết con thất vọng như thế nào. Hãy giải thích cho mẹ cảm xúc của con bằng một cách nói tôn trọng hơn”.

Đinh Hương (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam