Dòng sự kiện:

Những lý do khiến bé khó ngủ

19:55 30/12/2015
Tiếng ồn, Hoạt động trong khi ngủ, căng thẳng, nhớ mẹ... là những nguyên nhân khiến bé mất ngủ.

[mecloud]ZLWEAnGtyA[/mecloud]

Tiếng ồn

Em bé sơ sinh vẫn quen với môi trường yên tĩnh trong bụng mẹ, do vậy trong thời gian đầu trẻ chưa thể thích nghi với những tiếng ồn quá lớn bên ngoài. Nếu để bé ngủ trong không gian có nhiều âm thanh lớn, trẻ sẽ hay bị giật mình và tỉnh giấc. Dẫn đến ngủ không dài và sâu giấc. Vì không ngủ đủ giấc, nên bé sẽ có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu và hay quấy khóc. Có một số trẻ đặc biệt nhảy cảm với tiếng ồn, chỉ cần tiếng trò chuyện nhỏ nhẹ của cha mẹ cũng có thể làm con thức giấc.

Trong trường hợp này, các mẹ có thể nghĩ đến việc cho con nằm ngủ trong nôi, hoặc giường dành riêng cho bé, để hạn bé không bị thức giấc bởi cha mẹ.

Nếu bé phải ngủ trong môi trường quá ồn, mẹ nên tắt bớt âm thanh chiếc T.V hoặc máy nghe nhạc, có thể đóng cửa số để cách ly tiếng ồn bên ngoài để con có thể ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên cần lưu ý: Không nên cho trẻ ngủ trong môi trường quá yên tĩnh vì sẽ tạo thói quen xấu cho con. Khi lớn lên bé sẽ khó ngủ, hay thức giấc.

Ảnh minh họa: Webmd.

Ru ngủ

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm.

Ép con ngủ

Nhiều bà mẹ khi thấy con không ngủ hoặc muốn “dụ” cho con ngủ đề có thời gian làm việc nhà nên cố ép con đi ngủ khi trẻ chưa có dấu hiệu buồn ngủ. Kết quả là, sau hàng tiếng ru ngủ mà con vẫn “ mắt tỉnh như sáo”, có trường hợp con chưa ngủ mẹ đã “ say giấc nồng”.

Trẻ con cũng như người lớn, khi chưa buồn ngủ thì dù có ép hay cố ru ngủ con vẫn không thể ngủ được. Nên hãy để trẻ chơi thoải mái, khi bé đã thấm mệt con sẽ tự lăn ra ngủ và ngủ rất ngon giấc. Nếu cố ép con ngủ, giấc ngủ của trẻ sẽ chập chờn và khó ngủ hơn.

Đồ dùng công nghệ

Điện thoại, máy tính, máy chơi game và ti vi là những thứ có thể gây nghiện đối với trẻ. Vì thế hãy để chúng ở những nơi khác thay vì đặt trong phòng của con bạn. Phần lớn trẻ dùng những thứ công nghệ này như là một giải pháp để thư giãn, thậm chí người lớn cũng vậy. Thói quen này thường khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ.

Bé luôn trong tình trạng nhớ mẹ

Trong một giai đoạn nhất định phải xa mẹ thì bé cảm thấy nhớ là điều bình thường. Bạn hãy cố gắng khuyến khích bé nói chuyện, ca hát, nhảy múa và cho chúng ăn nhiều hơn. Khi bước sang tháng thứ 6, nếu như bé không bị bệnh bạn hãy để bé ngủ một mình. Tất nhiên, rất khó để bé tự ngủ nên bạn hãy kể chuyện cổ tích hay vuốt lưng cho bé. Một bóng đèn ngủ trong phòng sẽ tốt hơn nếu bé sợ bóng tối.

Căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hãy giúp chúng thư giãn bằng cách hít thở sâu, tắm nước ấm... Bạn nên dạy con cách quản lý cảm xúc khi gặp tình huống căng thẳng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Hoạt động trong khi ngủ

Một số trẻ em bị mộng du. Chúng đi lại, nói chuyện, ngồi bật dậy hay làm những việc khác trong tình trạng vô thức. Có thể đôi mắt chúng vẫn mở nhưng tâm trí đang ngủ.

Trường hợp này xảy đến với các em vào độ tuổi đang phát triển. Hãy nhớ rằng đừng bao giờ đánh thức chúng dậy vì bạn có thể khiến chúng thêm sợ hãi, thay vào đó hãy nhẹ nhàng hướng dẫn chúng trở lại giường. Chú ý giữ khoảng cách an toàn cho trẻ tránh xa các vật dụng, cầu thang. Khi đưa chúng trở lại phòng an toàn, hãy chốt cửa phòng lại. 

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]rb3sZqmbWT[/mecloud]