Những rủi ro thường gặp khi sinh nở mẹ bầu cần biết
Suy thai
Suy thai là quá trình bệnh lý do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung.
Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các cuộc đẻ, nó thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, ảnh hưởng đến tính mạng trẻ và sự phát triển tinh thần, thể chất của bé trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Vỡ ối sớm
Đây là tình trạng màng ối vỡ trước tuần 37 của thai kỳ, ối vỡ càng sớm, thai nhi sẽ càng có nguy cơ gặp nguy hiểm. Tỷ lệ mẹ bầu gặp phải tình trạng này nằm trong khoảng từ 2% đến 3% .
Tùy giai đoạn mang thai mà tình trạng vỡ nước ối trước khi thai nhi được xem là đủ tháng (37 tuần) có thể gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó có 2 nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng và sinh non.
Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa và nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Vỡ tử cung trong chuyển dạ thường dễ gặp hơn vỡ tử cung trong thai kỳ.
Hiện nay, tỷ lệ tử vong do vỡ tử cung hiện nay còn rất cao 25-50%, hay gặp hơn ở những người phụ nữ đã có sẹo mổ đẻ cũ.
Tiền sản giật
Bệnh này được cho là nguy hiểm với phụ nữ có thai vì nó có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi rất cao. May mắn thay, tiền sản giật là một bệnh có thể được đẩy lùi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Sa dây rốn
Sa dây rốn là hiện tượng hiếm gặp khi sinh nở nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, nó xảy ra khi dây rốn ra ngoài trước khi em bé chào đời. Lúc này, dây rốn bị chèn ép có thể khiến suy thai. Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ tiến hành mổ cấp cứu để bảo toàn tính mạng cả mẹ và bé.
Đau đáy chậu hoặc âm hộ
Tổn thương đáy chậu hay rách tầng sinh môn có thể khiến sản phụ đau đáy chậu và âm hộ, nếu tình trạng đau kéo dài sau sinh mà không đỡ, sản phụ nên đến bệnh viện để được tư vấn và kiểm tra.
Rách tầng sinh môn
Tầng sinh môn là mô mềm nằm giữa âm hộ và hậu môn, trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, tầng sinh môn sẽ giãn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu em bé chui ra ngoài. Tầng sinh môn vì thế bị rách, dù biết đây là điều không thể tránh khỏi khi sinh nở, nhưng rách tầng sinh môn cũng khiến nhiều mẹ ám ảnh lo sợ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Kinh ngạc với những ca sinh nở đặc biệt nhất Việt Nam
- Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị hội chứng đột từ trẻ sơ sinh
- 10 cách giúp mẹ vượt qua tâm lý căng thẳng khi sinh non
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua