Những sai lầm 'chết người' khi nấu ăn cần bỏ ngay
Theo các nhà khoa học, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ biến thành chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến.
Không ít người có thói quen chiên thịt xông khói trong chảo nóng mà không biết rằng thịt xông khói khi tiếp xúc với nhiệt độ cao của dầu ăn sẽ sinh ra độc tố. Thay vào đó, bạn có thể làm nóng trong lò nướng. Miếng thịt sẽ có được màu vàng ươm, thơm ngon.
Nhiều người cũng có thói quen ướp thịt với những gói gia vị đóng gói sẵn. Việc này thuận tiện vì không phải nhớ tỷ lệ các gia vị, tuy nhiên những gói sẵn này chứa lượng chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo cao hơn bình thường. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng chúng.
Dùng muối quá nhiều trong nấu ăn sẽ đem lại nhiều tác hại tới sức khỏe, đặc biệt là các bệnh tim mạch, thận... Khoa học đã chứng minh những người ăn nhạt có tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thận và tim thấp hơn những người ăn mặn.
Đây là thói quen nguy hiểm mà bạn cần bỏ ngay. Dầu mỡ đã đun qua nhiệt độ cao lại tiếp tục chiên nấu một lần nữa sẽ sản sinh ra fatty acid và chất oxy hóa dầu độc hại, tăng nguy cơ mắc ung thư. Nếu ăn ở ngoài hàng quán, đa phần dầu mỡ được tái sử dụng, do vậy bạn nên tự nấu ăn ở nhà nhiều hơn để kiểm soát được việc này.
Có nhiều người thường rã đông bằng cách để thịt tự tan ở nhiệt độ bình thường. Cách này khiến thịt dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông, sẽ gây ra tiêu chảy, ngộ độc. Cách tốt nhất là bạn rã đông bằng chế độ có sẵn trong lò vi sóng hoặc ngâm chúng vào nước mát, sau đó chế biến ngay.
Thớt có thể là một ổ bệnh mà không biết. Ngay cả khi đã rửa sạch mà không được hong khô đúng cách, thớt sẽ giữ độ ẩm, thậm chí là sinh sôi nấm mốc, không chỉ gây đau bụng, tiêu chảy mà về lâu dài còn có thể gây ra ung thư. Thớt cũ, mòn được tái sử dụng nhiều lần cũng khiến thực phẩm nhiễm vi khuẩn.
Mỗi loại đồ ăn đều có thời hạn lưu trữ trong tủ lạnh riêng. Nhìn chung, không nên để thức ăn dù đã nấu chín hay chưa nấu chín quá 3 ngày trong tủ lạnh, kể cả các loại trái cây và rau củ tươi sống. Đối với thức ăn để trong tủ đông thì phần lớn không nên để quá 3 tháng. Tuy nhiên, thời hạn của thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh và tủ đông còn phụ thuộc vào mỗi loại thức ăn và điều kiện bảo quản chúng. Do đó, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm.
Bạn không nên dùng lẫn dụng cụ làm bếp bằng nhôm và sắt, đồ nhôm không cứng như đồ sắt, nếu dùng thìa nhôm xào nấu với chảo sắt thì nhôm sẽ bị mài mòn, mạt nhôm bị lẫn trong thức ăn không tốt cho sức khỏe.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hoa hậu Thu Thủy: 'Có con tôi mới bắt đầu học nấu ăn'
- 5 công thức nấu ăn được tìm kiếm nhiều nhất 2016
- Mẹo nấu ăn để tránh nguy cơ ung thư từ thực phẩm
- 10 mẹo nấu ăn đơn giản mà các bà nội trợ ít để ý
- Gửi tiết kiệm thời kinh tế khó khăn, nhất định phải nhớ 5 điểm để đảm bảo an toàn, nhận tối đa lợi nhuận
- 5 thiết bị vẫn ngốn điện dù không sử dụng, nhiều người không biết
- Mách bạn cách ăn chôm chôm ngon gấp 3 lần lại vô cùng đơn giản
- 5 mẹo cực đơn giản để chữa đầy hơi, chướng bụng từ 5 loại gia vị bếp nhà nào cũng có
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua