Những tác hại nguy hiểm khi trẻ bú đêm, mẹ cần tránh
Khái niệm của từ “bú đêm”
Việc cho bé bú hay uống sữa sau khi bé ngủ gọi là “bú đêm”. Thời gian cụ thể sẽ được tính tùy theo giờ giấc ngủ nghỉ của từng bé khác nhau.
Thông thường khi bé mới sinh ra, thời gian ngủ bình thường vào ban đêm là khoảng từ 7 giờ tối cho đến 6 - 7 giờ sáng hôm sau, số lần bú đêm trong khoảng thời gian này thường là 2 - 3 giờ một lần.
Tác hại khi bạn cho bé bú đêm quá nhiều
Bé dễ bị các vấn đề về răng nướu
Bú đêm trong thời gian dài, đặc biệt là khi bé đã mọc răng sẽ rất dễ khiến bé mắc các vấn đề răng nướu. Cho dù trước khi ngủ, bạn đã giúp bé vệ sinh răng miệng một cách khoa học thì tình trạng bú đêm sau đó vẫn khiến sức khỏe răng nướu của bé kém đi. Thực tế, bạn không thể cứ vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi cữ sữa, vì thế việc bú đêm dù nhiều hay ít vẫn gây bất lợi cho sức khỏe răng nướu và khoang miệng của bé.
Bé càng dễ bị béo phì ngay từ khi còn rất nhỏ
Ban đêm, một mặt do mẹ cũng mệt mỏi và buồn ngủ, một mặt bản thân bé cũng không đủ tỉnh táo và nhận thức nên bú đêm dễ khiến bé bú quá no, dẫn đến dinh dưỡng quá thừa thãi. Về lâu dài, bé phát triển quá mức bình thường, có xu hướng béo phì và bất lợi cho sức khỏe toàn thân.
Bé có thể gặp nguy hiểm vì ngạt
Không ít những bé khi bú sữa đêm có tình trạng vừa bú được vài hớp đã ngủ say đi. Tình huống này tưởng chừng như bình thường nhưng thực tế rất nguy hiểm. Nếu lúc này mẹ không kịp thời xử lý phần sữa bé đang bú dở thì nguy cơ sữa chảy vào khí quản của bé là rất cao.
Một trường hợp khác nếu bé còn bú mẹ thì bầu vú của mẹ cũng có thể gây trở ngại cho việc hô hấp bình thường của bé, chỉ một chút lơ là của mẹ đều có thể gây nguy hiểm cho bé vì bị ngạt.
Bố mẹ càng áp lực hơn
Nếu một đêm bé tỉnh giấc 3 - 4 lần, bé đòi được bế và bú đêm, nếu không được đáp ứng sẽ khóc quấy không ngủ. Tình trạng này sẽ khiến bố mẹ cũng không thể có giấc ngủ tốt, làm tăng áp lực và mệt mỏi khi phải dỗ dành bé trong suốt đêm.
Làm sao để giảm số lần bú đêm của bé
Tăng mức độ tiêu hao năng lượng của bé vào ban ngày
Ban ngày ngủ quá nhiều có thể khiến bé khó ngủ vào ban đêm và dễ đòi bú nhiều lần hơn. Vì thế, vào ban ngày, mẹ có thể sắp xếp cho bé ngủ ở một mức độ vừa phải, tăng cường hoạt động ngoài trời và cho bé vận động thể lực vừa sức.
Một mặt giúp bé nâng cao sức dẻo dai, tăng hệ miễn dịch, mặt khác giúp bé tiêu hao nhiều năng lượng và ngủ tốt hơn vào ban đêm. Từ đó, chuyện bé đòi bú đêm cũng tự nhiên giảm đi.
Cho bé ăn dặm đúng lúc
Khi bé đã có thể ăn dặm, bạn hãy sắp xếp thực đơn khoa học cho bé với cả một bữa ăn tối. Nhiều người lo sợ bé tiêu hóa không tốt vào ban đêm nên bữa tối cho bé ăn qua loa và rất ít. Kỳ thực, ăn dặm buổi tối nếu không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể bé thì càng dễ khiến bé đòi bú đêm.
Trước khi ngủ khoảng 1 - 2 tiếng, bạn có thể cho bé ăn thêm một ít thức ăn, chẳng hạn như bột trẻ em, cháo v.v… để bé không có cảm giác đói khi ngủ giữa khuya, nhưng nhớ cũng không thể cho bé ăn quá no vì sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột.
Cho bé sự vỗ về
Ban đêm giật mình, bé thường khóc quấy nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng do đói. Có thể đơn thuần bé chỉ nhớ cảm giác được bú mút quen thuộc mà thôi, vì vậy, trước khi cân nhắc cho bé bú đêm ngay, bạn có thể ôm bé vào lòng, vỗ về và cho bé ngậm ti giả, cũng có thể dùng các vật khác để chuyển sự chú ý của bé.
Dùng nước thay thế
Nửa đêm bé tỉnh giấc và khóc quấy, nếu mẹ đã làm hết các biện pháp trên mà bé vẫn chưa thể ngủ lại thì có thể cho bé uống một ít nước thay vì lập tức cho bé bú sữa. Mẹ nên kiên trì một chút, bởi vì các bác sĩ y khoa cho biết, cho dù ban đêm bé có thật sự đói cũng không phải là vấn đề lớn, khi ngủ thì cơ thể bé không cần tiêu hao quá nhiều năng lượng.
Giảm số lần bú đêm của bé một cách có kế hoạch khoa học
Bắt đầu từ tháng thứ 4 sau khi sinh, nếu bé phát triển chiều cao và thể trọng đúng tiêu chuẩn thì bạn đã có thể giảm dần thói quen bú đêm của bé. Tốt nhất là có kế hoạch chi tiết, khoa học để từng bước giảm dần, không nên nóng vội. Bạn có thể chia từng giai đoạn theo tháng để tiến hành, ví dụ tháng đầu tiên giảm xuống cho bé bú đêm 3 lần, tháng tiếp theo còn 2 lần chẳng hạn.
Giảm lượng sữa bú đêm của bé
Ở đây không có nghĩa là bạn pha sữa thiếu lượng cần thiết mà là giảm thời gian mỗi lần bé bú, mỗi ngày giảm một ít. Ví dụ lúc đầu bé thường bú trong 8 phút, cách vài ngày bạn chỉ cho bé bú trong 6 phút, rồi giảm dần còn 4 phút, 2 phút cho đến khi bé tạo được thói quen mới không cần bú đêm vẫn ngủ ngon giấc.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Cho con bú sữa mẹ có làm ngực chảy xệ?
- Lỗi sai khi cho con bú khiến mẹ nứt cổ gà đau buốt tận ruột gan
- Bí quyết đánh bại cơn buồn ngủ giữa trưa không cần cà phê
- Mẹ nhận con nuôi nhưng vẫn cho con bú mẹ hoàn toàn
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua