Dòng sự kiện:

Những tai nạn thương tâm ở trẻ vì cha mẹ bất cẩn, cổ hủ

02:00 26/11/2015
Với những thói quen quá lạc hậu, cổ hủ và sự lơ là, bất cẩn của cha mẹ đã dẫn tới những tai nạn đáng tiếc, những cái chết thương tâm của con nhỏ.

 

 

 

[mecloud]em2V3ue3OL[/mecloud]

Bà dùng đũa gắp thức ăn cho cháu khiến bé bị loét dạ dày

Một trang tin điện tử ở Trung Quốc đưa bài về một vụ việc bé 2 tuổi bị xuất huyết dạ dày chỉ vì bà nội quen dùng đũa của mình gắp thức ăn cho cháu. Cụ thể sự việc được kể lại là: Có một gia đình ở nước này, hai vợ chồng vì công việc đều khá bận nên từ trước đến giờ đều gửi con cho ông bà trông giúp, cứ đến cuối tuần vợ chồng mới đón con về.

Kết quả là tuần trước khi đón con về, đứa trẻ không chịu ăn uống gì cả, dù dỗ dành thế nào cũng không chịu ăn.

Buổi tối cuối tuần hôm đó vợ chồng cô tiễn bà nội về nhà ngủ, nửa đêm nhận được điện thoại của bà nói đứa bé đang nôn mửa, hơn nữa còn nôn ra thứ có màu nâu đậm. Hai vợ chồng lúc đó mới vội vàng chạy xe về nhà bà nội đưa đứa bé đến bệnh viện. Sau khi nội soi cho bé gái xong kết quả cho thấy đứa trẻ đã bị loét dạ dày dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Thì ra nguyên nhân là do người bà từ trước luôn dùng đũa ăn của mình đút cho cháu ăn, hơn nữa bà còn dùng nước rửa mặt của mình rửa lại cho cháu vì bà muốn tiết kiệm nước.

Qua kiểm tra cho thấy bà nội đã bị nhiễm một loại vi rút, loại vi rút này đối với người lớn thì không sao nhưng đối với trẻ nhỏ thì lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi sức đề kháng của trẻ rất kém, dạ dày khá mỏng.

Bà mớm cơm, cháu bị lây giang mai

Tháng 4/2014, một cặp vợ chồng ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã tá hỏa khi phát hiện con mình mắc bệnh giang mai khi mới 2 tuổi. Vì bận rộn, không có thời gian chăm sóc con cái nên từ đầu năm ngoái, cặp vợ chồng này đã quyết định gửi Ali, con gái mình về quê cho bà ngoại chăm sóc.

Theo mẹ của Ali, ngày nay vì chuyện cơm áo gạo tiền, hầu hết trẻ con đều để ở nhà cho ông bà trông và vợ chồng cô cũng không ngoại lệ. Bà ngoại Ali rất yêu cháu gái, thường xuyên ngủ cùng cháu, không chỉ ôm cháu suốt ngày mà còn thích mớm cơm cho cháu ăn.

Ảnh minh họa.

 “Tôi thấy bà mớm cơm cũng hơi mất vệ sinh nhưng nghĩ mẹ mình đã nuôi mình khôn lớn, chẳng lẽ lại không biết cách nuôi con mình. Vì vậy, tôi để mẹ thoải mái chăm cháu”.

Sau 3 tháng sống với bà ngoại, mặt, cổ, cánh tay và chân của Ali bắt đầu xuất hiện phát ban. Lúc đầu, những vết phát ban đó chỉ là những nốt màu đỏ tươi, to cỡ hạt đỗ, một số nốt có vảy, rải rác khắn cơ thể. Ali cũng không thấy có triệu chứng sốt. Chính vì vậy ban đầu bố mẹ cô bé nghĩ con mắc bệnh viêm da không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cách đây không lâu, khi bộ phận sinh dục và hậu môn của con gái cũng xuất hiện những vết phát ban, hậu môn còn có những mảng da đỏ lên như chàm thì bố mẹ Ali tá hỏa.

Lúc này, bà ngoại của Ali mới thấy cháu gái phát ban quá lâu và cũng có nhiều biểu hiện giống bà. Bố mẹ Ali đã nhanh chóng đưa con gái vào viện.

Kết quả xét nghiệm huyết thanh chuẩn đoán Ali bị mắc bệnh giang mai và mục cóc phẳng trong khi kết quả xét nghiệm bệnh của bố mẹ hoàn toàn âm tính. Lúc này, mọi sự chú ý mới được đổ dồn vào bà ngoại của cô bé 2 tuổi.

 “Tôi nghĩ rằng bệnh giang mai chỉ có thể lây qua đường tình dục, do đó không quá quan tâm đến bệnh này. Tôi vẫn điều trị tại nhà”, bà ngoại của Ali ân hận nói.

Bà ngoại cô bé 2 tuổi mắc bệnh giang mai thứ cấp, truyền nhiễm. Bệnh này tái phát khi bà bị ốm. Tuy nhiên vì không có ý thức cách ly với cháu gái, bà vẫn chăm cháu, mớm cơm cho cháu ăn và ngủ cùng cháu hàng ngày. Khả năng miễn dịch của trẻ 24 tháng tuổi còn tương đối thấp, điều đó đã khiến Ali cũng bị mắc bệnh giang mai.

Bé 2 tuổi bị mù mắt vì đùa nghịch khi bà nội ngậm tăm

Mới đây ở Thượng Hải – Trung Quốc xảy ra một sự việc khá thương tâm. Bà nội cháu bé ăn tối xong và ngậm một chiếc tăm trong miệng để xỉa răng. Sau đó, bà lau rửa cho cháu trai 2 tuổi để cho cháu đi ngủ. Sau khi lau rửa sạch sẽ và mặc quần áo cho cháu thì cháu liền lao vào đòi ôm bà nội. Thế là chiếc tăm trong miệng bà đâm trúng vào mắt phải của cháu bé này. Bà nội theo phản xạ đã lập tức rút chiếc tăm ra. Thật không ngờ rằng hành động đó lại đem lại thảm cảnh đau xót là cháu bé này bị mù.

Bé sơ sinh tử vong vì bị người đến thăm hôn

Em bé Eloise Lampton chào đời khoẻ mạnh ngày 1/11 vừa qua bằng phương pháp sinh mổ tại Bệnh viện Mackay ở phía Bắc Queensland (Anh). Vậy nhưng chỉ kịp tồn tại 24 ngày ngắn ngủi, em đã đột ngột tử vong sau khi vô tình bị nhiễm virus Herpes Simplex từ một nụ hôn của ai đó bị loét miệng.

 “Khi chúng tôi đưa con về nhà, con chỉ ngủ suốt ngày và thậm chí không buồn khóc. Các bác sỹ ban đầu chỉ cho rằng con gặp vấn đề về chuyện ăn uống. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, chỉ trong vòng vài giờ. Chúng tôi đưa con vào viện khám và nghĩ con vẫn ổn. Vâỵ nhưng sau đó, họ nói với tôi rằng con có thể sẽ không qua khỏi đêm nay”, chị Sarah Pugh (28 tuổi), mẹ của Eloise vừa khóc vừa nói với tờ Dailymail.

Ảnh minh họa.

Eloise sụt mất 1kg chỉ trong 1 tuần đầu sau sinh và sau chẩn đoán, các bác sỹ cho biết em bé đã bị nhiễm virus Herpes Simplex. Cả chị Sarah và anh Douglas – cha của em bé đều đã xét nghiệm và cho kết quả âm tính với virus này. Các bác sỹ kết luận em bé đã bị nhiễm virus do tiếp xúc miệng với một người bị loét miệng “và đó có thể là bất cứ ai đã đến thăm con" – chị Sarah cho biết.

Trẻ khóc nhưng vẫn có ép ăn dẫn tới sặc cháo

cháu N.T.T. , 9 tháng tuổi, ngụ Củ Chi (Việt Nam). Cháu T. cũng nhập viện trong tình trạng ho sặc sụa, tím tái. Nguyên nhân là do bệnh nhi không chịu ăn, khóc lớn, nhưng người nhà vẫn đút cháo cho bé. Người thân bệnh nhi đã dùng miệng hút mũi, sơ cứu tạm thời cho bé rồi chuyển viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1, với trẻ bị sặc cháo, sặc sữa, nếu không kịp thời sơ cứu sẽ tử vong rất nhanh. Phần lớn trẻ bị sặc cháo, sặc sữa dẫn đến tử vong, ngưng tim, ngưng thở trước khi đưa đến bệnh viện là do người giữ trẻ không biết cách sơ cứu.

Rất may, cháu T. đã qua cơn nguy kịch và dần hồi phục sức khỏe.

Bé sơ sinh tử vong thương tâm vì bị chuột cắn trong bệnh viện

Trước khi vụ tai nạn xảy ra, mẹ của cậu bé xấu số đã nói với bác sĩ về nguy cơ con mình có thể bị chuột tấn công sau khi phát hiện một số ngón tay của con trai như bị chuột gặm trong khi điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt (NICU) của Bệnh viện công Guntur ở bang Andhra Pradesh (Ấn Độ). Mắt trái của cậu bé cũng có dấu hiệu bị chuột cắn.

Bé 10 ngày tuổi bị chuột cắn chết trong bệnh viện.

 “Con trai chúng tôi được chăm sóc tại khoa NICU sau khi phẫu thuật, sau đó tôi phát hiện vết thương trên tay phải của con. Lũ chuột đã gặm ngón tay của con trai chúng tôi”, cô Lakshmi kể lại.

Tuy nhiên, cháu bé đã không được các bác sĩ chăm sóc tận tình nên đã tử vong vài ngày sau đó.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip hot: [mecloud]Vofz2VyTqt[/mecloud]