Dòng sự kiện:

Những thay đổi tâm lý bất thường ở trẻ mẹ tuyệt đối không được lơ là

20:49 23/09/2015
Trẻ đang bạo dạn bỗng trở nên nhút nhát, hay khóc lóc, la hét, ăn vạ kéo dài hoặc chỉ thích chơi một mình mà tách biệt với mọi người là lúc cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý.
Trẻ thích chơi một mình

Nếu con thích sống tách biệt với mọi người, bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, khó diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ, sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập…. thì mẹ cần phải đặc biệt chú ý.

Thích chơi một mình hay thích giấu mình trong một khoảng không gian riêng là biểu hiện của bệnh tử kỷ.

Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn là các bé gái. Nguyên nhân căn bệnh này có thể do trẻ chịu  tác động của rất nhiều yếu tố như nền tảng xã hội, môi trường học tập, cách giáo dục của cha mẹ.

Con nhút nhát một cách bất thường

Một đứa trẻ vốn hoạt bát, mạnh dạn và năng động bỗng dưng trở nên nhút nhát là sự thay đổi tâm lý bất thường. Cha mẹ cần phải nghĩ ngay đến chuyện liệu con có gặp vấn đề gì ở trường học hay không.

Hãy hỏi han tình hình của con thông qua cô giáo và bạn bè của con xem có phải con bị bắt nạt ở trường không. Nếu thấy tình trạng bé càng nặng hơn thì mẹ có thể cho bé nghỉ học một thời gian hoặc chuyển trường học khác cho bé và tìm cách trấn tĩnh, tạo lại hứng thú đến trường cho trẻ.

Trẻ hay khóc, la hét và ăn vạ

Sự thay đổi này thường xảy đến khi các bé bắt đầu đến tuổi đi học mẫu giáo. Vốn được sống trong vòng tay của bố mẹ, việc phải đi học, phải xa bố mẹ khiến các bé càng thêm sợ hãi.

Trẻ có thể giận dữ bằng những phản ứng tiêu cực như khóc lóc, la hét, ăn vạ. Nếu liên tục trong thời gian dài thì đó có thể là nguy cơ của bệnh lo âu tuổi nhỏ hoặc đó chính là sự mong muốn thỏa mãn cái tôi, đòi hỏi cha mẹ chiều chuộng hoặc đáp ứng.

Không kiểm soát được cảm xúc

Đây có thể là dấu hiệu của một đứa trẻ bị tăng động. Khi bị bệnh này, trẻ sẽ giảm chú ý cũng như không thể kiềm chế được cảm xúc bản thân. Trẻ dễ dàng bộc lộ cảm xúc tốt và xấu của mình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm.Thậm chí ngay cả ở những thời điểm không phù hợp, trẻ cũng có thể nổi cơn thịnh nộ hoặc giận giữ khiến mẹ lo lắng.

Nếu nhận thấy trẻ có một số biểu hiện như cắt ngang lời người khác, lơ đễnh thiếu tập trung, không ngồi yên dù chỉ 1 phút… thì gia đình cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

[mecloud]ZmQ3WAAh28[/mecloud]

Đinh Hương (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam