Nơi các cô dâu buộc phải gào khóc trước khi lấy chồng

Đối với cư dân vùng Thổ Gia (Trung Quốc), tiếng khóc biểu lộ cho niềm vui, sự gắn kết và tình yêu sâu sắc. Họ quan niệm việc khóc tập thể sẽ khiến cho bầu không khí đám cưới thêm phần náo nhiệt, đồng thời đẩy lùi những điều xui xẻo.
Bởi thế, các cô dâu Thổ Gia bắt buộc phải khóc để chào mừng ngày trọng đại của đời mình. Cô dâu sẽ bắt đầu khóc lóc cả tháng trước hôn lễ, có những người thậm chí còn khóc từ trước đó vài tháng. Nếu không có đủ sức để khóc lâu thế, cô dâu cũng không được phép khóc ít hơn 3 ngày và thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút. Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng. Thậm chí, nhiều cô dâu còn bị chính mẹ đẻ của mình đánh đòn vì tội... không khóc được trong lễ cưới.
Theo luật, trước khi cưới 1 tháng, cô dâu sẽ phải ngồi khóc liên tục 60 phút mỗi ngày trong một căn phòng lớn. Tới 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình. Và trong 10 ngày cuối cùng của công cuộc "khóc gả", tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu. Vào ngày cưới, cô dâu phải khóc thật thảm thiết để đời sống gia đình sau này được may mắn và suôn sẻ.
Theo các cụ xưa, phong tục này xuất hiện từ thời Chiến Quốc (475-221 trước CN) và các cô gái trước khi về nhà chồng phải khóc theo giai điệu "khóc gả”, một nghệ thuật truyền thống của người Thổ Gia.
Để có thể làm một cô dâu thành công, từ khi mới 12-13 tuổi, các cô gái Thổ Gia đã bắt đầu phải học "khóc gả".. Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và đức độ của cô gái.
"Khúc khóc gả" được chia thành nhiều phần, mỗi phần dành cho một đối tượng nhất định, như: khóc bố mẹ, khóc anh chị, khóc cô dì chú bác, khóc từ biệt tổ tông, ... hay khóc cho "một người nào đó".
Hiện nay, tuy nghi lễ này không còn phổ biến như trước nhưng vẫn có rất nhiều cô dâu Thổ Gia “khóc gả” trước khi cử hành hôn lễ.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm:
[mecloud]c3b4qZE8Hr[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua