Dòng sự kiện:

Nói chuyện với con về vấn đề nhạy cảm: Nên là mẹ hay bạn gái

16:00 30/10/2015
Khi nói chuyện với con gái về vấn đề nhạy cảm, nhiều bà mẹ thường lo lắng không biết phải làm sao để cuộc trò chuyện trở nên dễ dàng hơn. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn.

[mecloud]zovQtVnxIx[/mecloud]

Hãy nói chuyện với con sớm

Theo Deborah Pollack- bác sĩ y khoa, các bố mẹ nên nói chuyện với con gái về những vấn đề quan trọng trước khi bé bước vào giai đoạn vị thành niên. “Thay  vì những cuộc nói chuyện dài và nghiêm trọng, hãy thử những câu chuyện ngắn và nhẹ nhàng. Hãy trao đổi sớm với con về những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì khi con 11-14 tuổi.

Cởi mở khi nói chuyện với con

Theo Melanie Bliss – Tiến sĩ, nhà tâm lý và người sáng lập Trung tâm phát triển vì sức khỏe tâm lý ở Decatur, việc bố mẹ cởi mở với con gái sẽ giúp cô bé muốn nói chuyệ. ‘Nếu bố mẹ không phán xét và có tinh thần cởi mở, bọn trẻ sẽ càng muốn tiếp cận với bố mẹ. Khi bố mẹ hỏi những chuyện mang tính chất buộc tội, trẻ sẽ càng tránh xa và tìm cách tự vệ. Những câu hỏi mở như: “con suy nghĩ về chuyện của Phi bạn con ngày hôm qua như thế nào?”. Thay vì “Con không được chơi với Phi nữa”, sẽ khiến con bạn mở lòng hơn.

Các bà mẹ có thể trở thành hình mẫu cho con khi họ chia sẻ vừa đủ về giai đoạn vị thành niên của mình.

Tìm ra điểm cân bằng giữa một người bạn và mẹ

Ranh giới giữa một bà mẹ và một người bạn có vẻ rất khó khăn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Bác sĩ khoa sản – phụ khoa Kay Entrekin ở Anh, mẹ của hai con vị thành niên cho rằng, con gái cần được hướng dẫn nhiều hơn việc cô cần một người bạn. Nếu bố mẹ càng lắng nghe và cố gằng hiểu những lý do cơ bản khiến con mình thất vọng và lo lắng hoặc gặp rắc rối tình cảm thì dễ dàng hơn trong việc trợ giúp. Tức giận không mang lại hiệu quả, thay vào đó hãy là người bạn đồng hành cùng con gái trong mọi thời điểm.

Tuy nhiên nếu bạn quá gắng sức làm bạn với con cũng phản tác dụng. Trẻ muốn sự hỗ trợ của cha mẹ nhưng lại không muốn chúng ta tham gia vào những vấn đề cá nhân của mình.

Đặt ra giới hạn với con

Hãy đặt những giới hạn sớm và cụ thể cho con cũng như đưa ra những biện pháp nếu con vượt quá những giới hạn này. Hãy nói chuyện với con một cách rõ ràng về những vấn đề quan trọng như quan hệ tình dục, uống rượu, sử dụng chất kích thích…

Khi bạn đưa ra các giới hạn và ranh giới phù hợp – cân bằng giữa tình yêu và sự kết nối với con, bạn có thể đảm bảo sự an toàn cho con mình.

Hãy biết lúc nào nên dừng lại

Con sẽ cho bạn biết lúc nào nên dừng lại cuộc trò chuyện. Nếu cô bé hỏi dồn dập, im lặng hay muốn lảng tránh thì tốt nhất bạn nên thay đổi chủ đề và nói lại vào lần sau.

Nếu bạn cứ dồn con phải nói ra khi con chưa sẵn sàng, con bạn sẽ không thoải mái để chia sẻ và đóng cửa giao tiếp với bạn sau này.

Cùng nhau tìm ra giải pháp

Hãy cho phép trẻ đưa ra ý kiến của mình về vấn đề mà bé đang gặp phải. Trẻ cần định hướng nhưng cũng cần tham gia vào giải pháp đó.

Những buổi tụ tập, đi chơi cùng gia đình

Hãy có buổi tụ tập gia đình vui vẻ, con bạn sẽ muốn tiếp tục tham gia khi bước vào tuổi vị thành niên. Nếu con có anh chị em, hãy cùng nhau đi mua sắm, làm móng tay, xem phim, nấu ăn, đi từ thiện, đi chơi xa… Những điều này khiến con cảm thấy gần gũi và thấy bạn như một người bạn gái thân thiết và có nhu cầu chia sẻ thế giới của con với bạn.

Sử dụng phương tiện truyền thông hàng ngày

Nếu bạn nhìn thấy một thông tin mới thú vị trên tivi, hay biết đến một vấn đề mà giới trẻ đang tranh luận rầm rộ trên mạng, hãy trao đổi cùng con để tìm hiểu quan điểm của con về vấn đề đó.

Linh An (Theo WebMD)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]IyaUecGDz7[/mecloud]