Dòng sự kiện:

Nơi người sống sinh hoạt cùng người chết ở Ai Cập

02:00 07/01/2016
Với tên gọi “Thành phố Chết chóc”, từ nhiều năm nay, nghĩa trang Cairo đã trở thành nơi “chung sống” hòa bình giữa người chết và người sống.

 

 

 

  
Những đứa trẻ nô đùa trong nghĩa trang

Để chống chọi với tình trạng “tấc đất, tấc vàng” do dân số tăng chóng mặt tại thủ đô Cairo, một bộ phận người dân đã  tìm đến cư ngụ ngay tại nghĩa trang của thành phố, tạo thành một cộng đồng dân cư vô cùng đặc biệt. Thậm chí nhiều gia đình có đến hơn ba thế hệ sống tại đây và họ không có ý định chuyển chỗ ở.

"Sống cùng người chết thật dễ dàng và thoải mái!", Nassra Muhamed Ali, 47 tuổi nói. "Chỉ những người đang sống mới có thể làm hại bạn.". Nassra hiện sống trong khu nghĩa trang cùng với hai người em trai và cô con gái 16 tuổi. Cha mẹ của cô chuyển đến đây ngay sau khi kết hôn và mưu sinh nhờ công việc chăm sóc nghĩa địa. Nhiều người hàng xóm của họ tới sống ở nghĩa trang vì bị đẩy khỏi khu trung tâm thành phố Cairo những năm 1950.

Một người đàn ông ngủ bên cạnh các ngôi mộ

Với cư dân ở đây, các ngôi mộ không những không đáng sợ mà còn nuôi sống cả gia đình họ. Việc chăm sóc nghĩa trang, đào huyệt, bán hoa cho khách đến viếng mang lại nguồn thu nhập ổn định. Với khoảng 1000 năm tuổi, đây là nghĩa trang lâu đời nhất của Cairo. Không ít người nổi tiếng, đặc biệt là các ngôi sao điện ảnh đã chọn khu nghĩa trang cổ kính này làm nơi yên nghỉ. Chính vì thế, việc chăm sóc mộ được trả công khá cao. Với các ngôi mộ mới, những người chăm sóc nghĩa trang nhận được từ 19 – 63 USD tùy thuộc vào gia cảnh của khách hang. Các phu đào huyệt chỉ nhận được khoảng 6 USD.

Ngoài ra, cư dân ở đây còn dệt thảm và làm đồ đồng. Họ bán sản phẩm ở Khan al Khaili, khu chợ du lịch ở Cairo.  Một số người trở thành thợ cắt tóc cho khách thăm viếng nghĩa trang. Một số người khác bán rau củ tươi và sữa.

Một cư dân của “Thành phố Chết chóc chia sẻ”, bà cảm thấy sống ở nghĩa trang còn tốt hơn nhiều so với “chui rúc” ở các khu ổ chuột. Một cư dân khác, Hisham, đã tới khu vực này từ 45 năm trước cùng gia đình. Ông làm nghề dệt thảm kiêm việc chăm sóc nghĩa trang để nuôi 4 cậu con trai ăn học. Ihab, một trong những người con của ông hiện đã có bằng đại học ngành Công nghệ thông tin.

Nhiều gia đình có đến ba thế hệ sống trong nghĩa trang 


Đào huyệt là công việc của không ít cư dân sống trong nghĩa trang


Những ngôi mộ nằm ngay cạnh nhà dân


Khu nghĩa trang này đã có hơn 1000 năm tuổi

SÔNG THAO (tổng hợp)

Theo Gia đình Việt Nam

Xem thêm:

[mecloud]NgG3qdwuml[/mecloud]