Dòng sự kiện:

NXB Đại học Sư phạm "trần tình" về sách “sờ vào chỗ kín”

16:16 10/09/2015
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm - đơn vị in ấn và phát hành cuốn “Bài tập thực hành kĩ năng sống 4” chính thức lên tiếng về ấn phẩm gây xôn xao dư luận những ngày qua.

Tin liên quan

  • Kỹ năng sống: Không sợ thiếu khóa học, chỉ sợ thiếu... tiền?
  • Khám phá điều quan trọng nhất khi dạy trẻ kỹ năng sống ở Nhật
  • Trẻ em ở Mỹ học kỹ năng sống như thế nào?
  • Sự thật vụ “sờ vào chỗ kín” trong sách cho trẻ của NXB Sư phạm
Theo lý giải của Nhà xuất bản, nếu chỉ đơn thuần đọc nội dung tình huống mà chưa xem xét yêu cầu của bài tập thì có thể hiểu lầm. Thông qua việc hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân biệt được các tình huống an toàn và tình huống không an toàn; nhận diện được nguy cơ mà các nhân vật trong tình huống gặp phải để từ đó phòng tránh các tình huống không an toàn, tự bảo vệ mình.

Nhà xuất bản dẫn ví dụ tại Bài tập 5 (gồm 6 hướng dẫn cụ thể, thiết thực, hiệu quả). Không chỉ vậy, cuối mỗi chủ đề còn có phần “Ghi nhớ” được đóng khung giúp định hình những nhận thức quan trọng cho học sinh và tổng kết nội dung quan trọng nhất của chủ đề.


Một trong các nội dung của cuốn sách các phụ huynh và dư luận cho là chưa hợp lý với tr ở lứa tuổi lớp 4.

Từ những cơ sở nêu trên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho rằng: Việc đưa các tình huống cụ thể, có tính thực tiễn vào trang sách, giúp các em học sinh được tiếp xúc, nhận diện và phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn mà mình có thể gặp phải để chủ động có biện pháp phòng tránh, tự bảo vệ mình trong cuộc sống thực hằng ngày là cần thiết.

Điều này hoàn toàn phù hợp với logic tiếp nhận thông tin, rèn luyện kĩ năng sống của trẻ; đồng thời, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục hiện nay là giáo dục trẻ dựa trên các tình huống có tính hiện thực, không né tránh, thuyết giảng chung chung, thông tin mập mờ.


Đoạn nội dung gây xôn xao là một trong các tình huống được đưa ra để hướng dẫn học sinh nhận biết tình huống an toàn/không an toàn.

Cũng theo Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, qua việc hoàn thành các yêu cầu của bài tập tình huống này, học sinh được rèn luyện để biết cách nhận diện từ tình huống cụ thể mà tránh được nguy cơ, rủi ro bị buôn bán, bị bắt cóc hoặc bị xâm hại tình dục.

Chủ đề 4 góp phần định hướng cho học sinh có những hành động đúng đắn, giúp giảm thiểu mức độ, nguy cơ, diễn biến và hậu quả của tình hình xâm hại tình dục, bắt cóc và buôn bán trẻ em vị thành niên đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành “vấn nạn” của rất nhiều quốc gia hiện nay.

Trước đó, tình huống trong cuốn sách Bài tập thực hành kỹ năng sống do Lưu Thu Thủy (chủ biên) và Trần Thị Thái Hà, Đào Văn Vi là đồng tác giả biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm ấn hành gây tranh cãi.

[mecloud]Ho0jXPjADe[/mecloud]

Cụ thể, tình huống đó là một anh hàng xóm rủ một cậu bé chơi trò chơi... "sờ vào vùng kín của nhau": "Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng.

Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người".

Tình huống "sờ vào vùng kín" đã khiến nhiều phụ huynh tranh cãi gay gắt. Một số phụ huynh cho rằng, việc miêu tả tình huống 2 bạn nam “sờ vùng kín” của nhau quá thô và khiến học sinh tò mò làm theo và coi đó như một trò chơi.

Một số bài tập khác về kỹ năng tự bảo vệ mình trong cuốn sách.

Về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, khoa Sư phạm tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không nên đưa tất cả những tình huống về giới tính ra mổ xẻ. Dựa trên kinh nghiệm gần 10 năm giáo dục giới tính cho trẻ, TS Hương cho rằng các tình huống của giáo dục giới tính đều vô cùng nhạy cảm.

Việc đề cập đến những tình huống cụ thể hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng tác dụng ngược khi con trẻ cảm thấy tình huống đó thú vị và chúng chưa nghĩ đến bao giờ. Các con có thể sẽ tò mò làm theo. “Không thể nào liệt kê hết tất cả các tình huống để dạy trẻ cách ứng xử. Vì trong cuộc sống, các tình huống muôn hình vạn trạng, không bao giờ giống nhau tuyệt đối.

Và việc liệt kê quá nhiều, bắt trẻ nhớ quá nhiều các tình huống sẽ có thể khiến trẻ quá tải và quên mất bài học khi cần ứng dụng”, vị chuyên gia giáo dục phân tích thêm.

Bên cạnh đó, nếu giáo viên phải lựa chọn tình huống, chắc chắn sẽ rất khó khăn để chọn tình huống nào là cần dạy, tình huống nào có thể bỏ. Vì thế, khi dạy về giáo dục giới tính thì cách dạy theo tình huống là không phù hợp. Với giáo dục giới tính, giáo viên nên dạy trẻ nguyên tắc để tự ứng dụng một cách sáng tạo trong các tình huống cụ thể.

TS Hương cũng lấy ví dụ khi dạy giáo dục giới tính cho trẻ, có thể đưa ra “quy tắc đồ lót” nhưng vẫn đạt được mục tiêu. “Quy tắc đó được giải thích là phần cơ thể phía bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm với bất kể ai ngoài con. Ai động vào khu vực đó khi con chưa đồng ý cũng là sai và xấu. Người nào không có lý do chính đáng mà thuyết phục con cho động chạm vào thì cũng xấu. Chỉ khi con có bệnh tật cần đi khám bác sĩ, bác sĩ thuyết phục con và có bố mẹ con chứng kiến thì lúc đó bác sĩ mới được phép động vào”, TS Hương phân tích ví dụ.

Với cách học như vậy, trẻ sẽ biết cách xử lý trong mọi tình huống. Biết nên làm gì và nên tránh xa ai.

Lam Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

>> Video có thể bạn quan tâm:

[mecloud]RxBLzBNwsb[/mecloud]