Phá thai trên 12 tuần phải chứng minh bị hiếp dâm?

Với tuổi thai trên 12 tuần, chỉ được phá khi mang thai gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của thai phụ, thai nhi; do thất bại trong sử dụng biện pháp tránh thai có tác dụng lâu dài; do loạn luân; do bị hiếp dâm; người chưa thành niên, người chưa kết hôn; có bằng chứng nguy cơ đứa trẻ sinh ra có dị tật hoặc nguy cơ phát triển không bình thường.
Phương án 2, giữ nguyên như hiện nay, được phá thai, trừ trường hợp phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi; phá thai gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người được phá thai.
Báo An ninh Thủ đô thông tin thêm, xung quanh đề xuất này, GS.TS. Nguyễn Đình Cử - Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em cho rằng, quy định chỉ cho phép phá thai trên 12 tuần tuổi trong 4 trường hợp cụ thể như trên “có vẻ là hợp lý” song để xác minh, chứng thực được các nguyên nhân này chắc chắn không hề đơn giản.
Còn ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, đây mới chỉ là đề xuất được đưa vào trong dự thảo Luật Dân số đang lấy ý kiến và bản thân quy định này hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau.
Một là duy trì chính sách như hiện nay, cho phép phụ nữ phá thai theo nguyện vọng, tự do; hai là nạo phá thai có điều kiện với mục đích chính làm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Theo Tổng cục DS-KHHGĐ, nếu quy định điều kiện phá thai sẽ có tác động tích cực, giúp hạn chế tình trạng phá thai quá dễ dãi, hạn chế sự lợi dụng phá thai để lựa chọn giới tính trước sinh.
[mecloud]L6liROXEOw[/mecloud]
Tuy nhiên, quy định này sẽ hạn chế một phần quyền sinh sản của cá nhân, cặp vợ chồng, nhất là các trường hợp mang thai ngoài ý muốn; tạo sự không bình đẳng giữa nhóm người có thai dưới 12 tuần tuổi với nhóm người có thai trên 12 đến 22 tuần tuổi. Bên cạnh đó, quy định này cũng có thể gia tăng tình trạng phá thai không an toàn.
Bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho rằng, sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản cũng như trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới là nền tảng cho các chương trình dân số và phát triển.
Bởi vậy, chính sách và Luật Dân số của Việt Nam trong thời gian tới cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền sinh sản và quyền tự do lựa chọn về sinh sản.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang hot nhất:
[mecloud]J6WVaEeTsG[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua