Dòng sự kiện:

Phận đời buồn của những "cô dâu 8 tuổi"

02:24 26/08/2015
Nạn tảo hôn khiến nhiều trẻ em gái Ấn Độ, Bangladesh phải lấy chồng từ rất sớm, cướp đi cơ hội học hành của các em và mang đến cuộc sống vất vả nơi nhà chồng.
 Bangladesh là một trong những nước có tỷ lệ những cuộc hôn nhân trẻ em cao nhất thế giới. Mặc dù là phạm pháp nhưng tình trạng tảo hôn ở Bangladesh vẫn đang rất nghiêm trọng khi có 29% bé gái kết hôn ở 15 tuổi, 65% bé gái kết hôn khi mới 18 tuổi. 

Nasoin Akhter 15 tuổi, đứng trước cửa nhà một hàng xóm vào ngày cưới của mình. Cô đã sẵn sàng bắt đầu nghi thức cưới. Em sẽ phải lấy 1 người đàn ông 32 tuổi ở Manikganj, Bangladesh.

Người nhà của Nasoin Akhter, 15 tuổi, tắm rửa cho cô bé tại nhà riêng ở quận Manikganj, gần thủ đô Dhaka, trước khi hôn lễ bắt đầu.

 Ở Bangladesh, phần lớn các thiếu nữ đã kết hôn trước khi tròn 18 tuổi.

Ánh mắt lo lắng của cô dâu Akhter nhìn ra ngoài từ phòng thay trang phục. 

Akhter được trang điểm trước giờ cử hành hôn lễ.

Người thân chỉnh sửa trang phục truyền thống ngày cưới cho em.

"Cô dâu nhí" chụp một tấm hình tại cửa hàng áo cưới. 

Người thân giúp cô dâu trẻ chuẩn bị cho lễ cưới.

Akhter không buồn bã trong khi chụp ảnh kỷ niệm tại nhà riêng.

Một người bạn an ủi Nasoin Akhter. 

 

Chú rể tới phòng cưới.

 Mohammad Hasamur Rahman, 32 tuổi, trở thành chồng của Akhter theo sự sắp đặt của hai gia đình.

Bangladesh vốn là một nước nghèo nên các gia đình có con gái thường gả con từ khi còn nhỏ. 

Không những thế, Ấn Độ cũng là một trong những nước có bạn tảo hôn nhiều nhất. Nạn tảo hôn khiến nhiều trẻ em gái Ấn Độ phải lấy chồng từ rất sớm, cướp đi của các em cơ hội học hành và mang đến cuộc sống vất vả nơi nhà chồng. Theo thống kê của chính phủ, khoảng một phần 3 số phụ nữ Ấn Độ kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi. Ngoài ra, số lượng người đăng ký kết hôn với chính quyền cũng không nhiều. Phần lớn các đám cưới được tổ chức trong những ngôi đền, dưới sự chứng giám của thần linh.

Theo BBC, luật pháp Ấn Độ coi tảo hôn là hành vi phạm pháp. Chủ hôn hoặc những người biết mà không ngăn cản đám cưới trẻ em sẽ bị xử phạt 100.000 rupee (khoảng 1.570 USD) và 2 năm tù. Tuy nhiên, luật pháp chỉ có tác dụng ở những thành phố lớn, nơi dân trí cao. Tại các vùng nông thôn xa xôi, chính quyền địa phương rất khó can thiệp. Mặc dù chính quyền địa phương nỗ lực chống lại nạn tảo hôn nhưng tình trạng này vẫn diễn ra rộng rãi.

Tại làng Kamkheda, Rajasthan, Ấn Độ, chú rể Raja, 16 tuổi, và cô dâu Sintu, 15 tuổi, tổ chức đám cưới trong ngôi đền Balaji ở Kankheda, Rajasthan.

Ánh mắt đươm buồn của Laxmi, cô dâu 14 tuổi trong ngày cưới. Ở độ tuổi này, những đứa trẻ hoàn toàn không có bất cứ khái niệm gì về cuộc sống vợ chồng.


Những chú rể cũng thường ở độ tuổi thiếu niên. Bablu, 14 tuổi, chỉnh sửa khăn trùm đầu cho vợ, Mata Bai, 12 tuổi, trong lễ cưới. Tuy nhiên, nhiều trẻ em gái ở Ấn Độ phải kết hôn với người lớn tuổi hơn mình rất nhiều.


Cô dâu nhí lạc lõng theo chồng về nhà.

Luật pháp Ấn Độ quy định tuổi kết hôn của nam giới là 21 và nữ giới là 18 nhưng nó không được đông đảo người dân chấp thuận. Tình trạng tảo hôn thường xảy ra ở các vùng nông thôn nghèo ở quốc gia hơn 1 tỷ dân.

Ngọc Diệp (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: 

[mecloud]q9POwkGahT[/mecloud]