Phát biểu gây "sốt" của nữ bác sĩ 3 con: "Đừng sống vì con, hãy sống vì mình"
Ngày nay khi kinh tế phát triển, cha mẹ có điều kiện nên con cái được chăm sóc tốt hơn. Trong khi hầu hết các ông bố bà mẹ đều con con cái là tất cả, là tài sản vô giá và "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa", sống hết mình vì con cái. Thì mới đây, một bà mẹ 3 con lại có quan điểm ngược lại: "Đừng sống vì con! Hãy sống vì mình!"
Là một bà mẹ 3 con khá nổi tiếng với cuốn sách cực dễ thương “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng” được các bậc phụ huynh yêu mến, nữ bác sĩ nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo (37 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh) đã gây sốt cộng đồng mạng khi chia sẻ quan điểm riêng về chuyện hi sinh cho con cái, dựa trên góc nhìn của một người phụ nữ - một bà mẹ.
Bài viết khá sâu sắc của nữ bác sĩ đã đánh trúng tâm lý nhiều ông bố bà mẹ, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa. Xin trích nguyên văn bức tâm thư của bà mẹ 3 con Huyên Thảo:
“ĐỪNG SỐNG VÌ CON! HÃY SỐNG VÌ MÌNH!
Có những ba mẹ mỗi khi con bệnh, nhìn con bệnh 1, nhìn ba mẹ bệnh 10, tưởng bệnh nhân là ba mẹ, chứ không phải đứa con cười tươi roi rói.
Có những ba mẹ, mỗi khi con bị té đau, thì đau xé xắt, y như mình đang bị vậy. Lo lắng, xót xa 100 lần so với độ “nặng” thực tế xảy ra.
Có những ba mẹ, khi con đi học, gửi con đi mà con khóc 1, ba mẹ cũng thi nhau khóc, khóc ở bên trong, khóc cả ra ngoài. Lo con không biết có được đối xử tốt hay không, không biết có hòa nhập hay không, không biết có khó khăn cho con hay không! Ước gì mình ủ được con mãi mãi!
Có những ba mẹ, con chạy chút cũng lo vì sẽ té, con nhảy xíu cũng lo, vì sợ ngã, con chơi nước cũng lo, vì sợ nhiễm lạnh, con cười nhiều cũng lo bị lộn ruột, con muốn làm này làm kia, thì can ngăn trước hết, vì tất cả những nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra!
Lo từ khi còn nhỏ, đến khi lớn tướng!
Từ khi còn độc thân, đến cả khi có gia đình riêng!
Lo đến mức muốn can thiệp mọi thứ!
Lo những cái lo không kiểm soát được! Dù biết không kiểm soát được, nhưng vẫn cứ lo!
Những cái lo làm ngạt thở, cả người lo, lẫn người “bị” lo!
Lo đến mức, quên mất sống cho mình!
Đến khi về già, không thấy con “nghe lời” mình nữa, lại trách con bất hiếu, vì trước giờ ba mẹ sống vì con, mà bây giờ con không biết ơn ba mẹ!
Bà mẹ 3 con Huyên Thảo gây "sốt" với quan điểm: "Đừng sống vì con, hãy sống vì mình". (Ảnh: Facebook nhân vật)
Làm người “bị lo” sống trong kìm kẹp, nặng gánh nợ sinh thành suốt đời nặng nhọc như tảng đá đè người, không có thời gian để sống cho mình, sống để làm những gì mình muốn, sống để được là chính mình, và mãi không lớn được! Vì thật ra có bao giờ được cho cơ hội để lớn đâu!
Đó thật sự, không là tình thương, mà là lòng ích kỉ, làm kiềm hãm sự trưởng thành, phát triển của cả một con người!
Vì ba mẹ là người cho con cuộc đời, nhưng không nên sống thay cho trẻ. Vì con trẻ cần phải có những trải nghiệm không vui vẻ, mới có thể trưởng thành!
Bị bệnh để khỏe mạnh hơn. Bị té đau để rút kinh nghiệm không vấp ngã. Hoặc có vấp ngã, thì biết sẽ bị đau nên sẽ không ăn vạ đổ thừa. Bị đói để ăn ngon miệng.
Bị tranh giành, cọ xát với các bạn trong trường, để biết ra đời linh động trong tương tác, chứ không phải bám váy mẹ đòi che chở. Bị điểm kém, bị phạt khi không chuẩn bị bài vở tốt, để biết mình cần cải thiện điều gì.
Bị thất tình để biết trân trọng tình cảm đến sau.
Bị đứng bằng hai chân của mình, để biết lượng sức, và thoải mái lựa chọn con đường đời mình cần đến. Bị gánh vác gia đình nhỏ của bản thân, để có thể trở thành một người ba, người mẹ đủ bản lĩnh, để dắt tay con, mở từng cánh cửa cho con khám phá bản thân mình!
Tất cả những cái “Bị”, thật ra là những cái “Được”!
Thế giới này, hồng quá cũng thành xám xịt, vui quá cũng trở thành buồn. Chở che quá, lại trở thành lãng phí! Lãng phí cuộc đời của ba mẹ, và của cả con!
Đừng nói “Ba mẹ sống vì con”. Vì khi bạn mất đi rồi, con sẽ sống ra sao, khi người sống cho nó đã không còn. Hãy nói “Ba mẹ cảm ơn con, vì làm cuộc sống của ba mẹ thêm phần ý nghĩa! Con hãy tự sống vì mình, nhưng hãy nhớ, luôn có ba mẹ ở bên khi con cần đến!”. Giống như khi đi ra đường, nên đội cho con cái mũ bảo hiểm, và dạy đi cẩn thận! Chuyện còn lại, để trời lo. Vì ngay cả khi ru rú ở nhà, khả năng bị tai nạn còn có thể cao hơn khi đi lại!
Nên đừng lo nữa, hãy sống vì mình! Đó cũng chính là sống vì con!”.
Ngay sau khi đăng tải, bức tâm thư của chị Huyên Thảo đã gây sốt cộng đồng mạng với hàng ngàn lượt like, chia sẻ và bình luận với nhiều bình luânh khác nhau. Hầu hết ý kiến bày tỏ sự ủng hộ bà mẹ 3 con với quan điểm khá hiện đại, để để con cái được lựa chọn cách trưởng thành của mình.
Tài khoản fabook Nguyễn M.Th. bình luận: "Cảm ơn chị đã nói hộ lòng em vì đợt này con bệnh nhiều em bị chỉ trích dữ dội quá".
"Hay quá chị ơi! Em cũng có con 4t, bé hay bệnh và leo trèo chạy nhảy hay té lắm. Nhìn sót lắm nhưng cố dặn lòng để con tự đứng len sau mỗi lần vấp ngả thì con sẽ mạnh mẽ hơn. Chân tay con sẹo chi chít, giờ chảy máu hay trầy sướt cũng k còn nằm khóc đợi mẹ nửa. Thương lắm!" - nickname H.Ng.K.
Tài khoản Quy Nguyen C.: "Nếu kèm cặp con quá mức . Sẽ tạo áp lực cho trẻ và trẻ sẽ mất đi khả năng tư duy . Tự chủ . Một ngày nào đó trẻ sẽ có tính ỷ lại không có khả năng sáng tạo và vô tình chúng ta đã làm hại những đứa con thân yêu của chúng ta".
Trong khi đó, cũng có không ít cư dân mạng không ủng hộ quan điểm "Đừng sống vì con, hãy sống vì mình" của chị Huyen Thảo vì cho rằng đây là cách sống "quá Tây".
"Ông bố bà mẹ nào mà như trên là những ông bố bà mẹ thiếu nhiều kỹ năng sống và sinh tồn, thiếu tự tin và tự ti nên đã dạy con như vậy. Mà ở Việt Nam thì có quá nhiều ông bố bà mẹ như vậy, tất cả đều do 1 hệ thống giáo dục từ gia đình đến nhà trường. Thế hệ trẻ bị kìm kẹp sẽ trở nên yếu ớt và ỷ lại", tài khoản Ch. Ng. bày tỏ.
Facebooker H. L. bình luận: Đó là suy nghĩ, lối sống của phương tây. Còn đối với văn hóa phương đông mà đặc biệt là văn hóa Việt nam, là lối sống tứ đại đồng đường, là thờ cúng ông bà, là phụng dưỡng cha mẹ, là lo lắng, quan tâm từ trên xuống dưới, hết con, đến cháu, hết cháu đến chít...và một loạt các tập tục khác trở thành tập quán, thành truyền thống ăn sâu vào nếp sống, suy nghĩ của dân Việt. Văn hóa này đã gắn kết giòng tộc, họ hàng từ đời này qua đời khác, từ ông tiền hiền khai sinh ra giòng họ cho đến người mới sinh ra với tất cả niềm tự hào về dài giòng, lớn họ...Do đó vứt bỏ tôi cho là không thể. Bản thân tôi, bạn và có thể nhiều người khác muốn thay đổi, nhưng khi có gia đình, có con cái, có cháu...từ cha, mẹ lên ông, bà lên cụ, kỵ...thì ta lại vẫn suy nghĩ, đi theo, làm theo, cái tập quán mà đã tồn tại qua hàng trăm năm nay ko dứt bỏ được. Thế đấy các bạn ạ! Có thể người Việt chúng ta thay đổi được khi được định cư ở nước khác, và qua nhiều đời sẽ theo nền văn hóa của nước sở tại, lúc đó cách suy nghĩ của ta có khác đi không mà thôi.
Mai Nguyên
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua