Phạt con đúng cách: Đừng quá hà khắc kẻo phản tác dụng
Tin liên quan
- Sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi phạt con
- Ngỡ ngàng xem cách phạt con của mẹ Việt - mẹ Tây
- Tác hại của việc phạt con dưới 6 tuổi không đúng cách
- 3 tình huống có thể khiến trẻ bùng phát cơn giận
Phạt quá hà khắc khiến con tổn thương
Theo chuyên gia giáo dục trẻ em, việc cha mẹ áp dụng hình phạt khắc nghiệt sẽ dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng trong tâm lý con. Đứa trẻ sẽ bị tổn thương, dẫn tới suy nghĩ mình là người chẳng ra gì. Điều đó vô tình thúc đẩy những hành động nguy hiểm hơn ở trẻ, vì khi chính bản thân mình mà trẻ cũng không yêu thương được thì trẻ càng không thể yêu thương người khác.
Ngoài ra, cách hành xử này sẽ vô tình khiến tình cảm gia đình thêm rạn nứt, nhất là khi cha mẹ đẩy con rơi vào tình trạng xấu hổ đến tột cùng. Sự rạn nứt trong tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm giữa mẹ và con có thể sẽ dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý An Việt Sơn (Hà Nội) cho rằng, cách dạy con hà khắc của nhiều cha mẹ gây nên một nỗi sự hãi, ám ảnh về mặt tinh thần cho trẻ và đôi khi càng làm con “hỏng” hơn. Khi phạt con, cần phải giải thích cụ thể, rõ ràng nguyên nhân con bị phạt và nếu con tiếp tục phạm lỗi thì sẽ bị xử lý thế nào. Tình thương của cha mẹ có thể biến những điều tưởng như không thể thành có thể, vì thế hãy cẩn thận đừng khiến con bị tổn thương... vì cách nghĩ, hành động sai lầm của mình.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn quá hà khắc với con
1. Không bao giờ khoan nhượng cho lỗi lầm của con
2. Con bạn thường xuyên nói dối
3. Con bạn bị hạn chế hơn những trẻ khác
4. Không kiên nhẫn với những trò đùa trẻ con ngớ ngẩn
5. Bạn không thể chịu đựng tính vô kỷ luật của người khác
6. Bạn có một danh sách dài những quy tắc cho trẻ tuân theo
7. Con bạn có ít thời gian vui chơi
8. Không cho phép trẻ mắc lỗi sai
9. La rầy, cằn nhằn trẻ rất nhiều
10. Liên tục nhắc nhở con mọi lúc mọi nơi
11. Cha mẹ không cho trẻ quyền lựa chọn
12. Không muốn con làm theo cách chúng muốn
13. Chỉ chú trọng kết quả mà không quan tâm nỗ lực của trẻ
14. Dọa nạt trẻ quá mức
15. Luôn chỉ chú tâm vào việc học
Cách phạt con khoa học
- Khuyên bảo: Hãy hỏi lý do gì khiến các bé cãi nhau hoặc tranh giành. Sau khi nghe các bé trình bày xong bố mẹ cần đưa ra cho con lời khuyên rằng cãi vã là hành động không đúng đắn.
- Đánh vào lòng bàn tay: Trước khi đánh phạt con bố mẹ cần nói rõ lý do để con hiểu mình đã sai ở đâu. Đánh vào lòng bàn tay và mông có ý nghĩa răn đe mà an toàn cho trẻ.
- Phạt ngồi ở nơi yên tĩnh: Bố mẹ nhớ giới hạn thời gian phạt cho con rồi sau đó hãy hỏi con nguyên nhân bị phạt và nói rõ để lần sau bé không bị tái phạm.
- Yêu cầu con làm việc nhà: Đây vừa là cách phạt vừa là để dạy con thói quen giữ đồ sạch sẽ, gọn gàng. Bố mẹ cũng cần lưu ý giao việc cho bé phù hợp với độ tuổi.
Hoàng Lan
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua